Cách tránh những Scam Facebook


Không quá khi nói rằng các trang mạng trực tuyến đã làm một cuộc cách mạng Web. Các trang này đã đi đầu trong công cuộc nâng cấp lên Web 2.0 và Facebook là một trong những nhà tiên phong đi đầu. Hàng ngày, có hàng ngàn người truy cập những trang Web này để kết nối với bạn bè cũng như làm quen với người mới.

Tuy nhiên, giúp mọi người có thể kết nối với bạn bè chỉ là một trong số rất nhiều tính năng của Facebook. Một tính năng khác là Facebook cho phép những lập trình viên tạo những chương trình nhỏ, gọi là các ứng dụng và sử dụng Facebook là sân chơi. Nói theo cách khác, Facebook giống như một hệ điều hành, nó cung cấp nền tảng cho những ứng dụng nhỏ hơn để có thể cung cấp cho nguồn mạng xã hội.

Có thể, nguồn quan trọng nhất là cơ sở người dùng của Facebook. Xây dựng một ứng dụng có thể tốn nhiều thời gian và thử thách. Tuy nhiên, cộng đồng Facebook bao gồm hàng triệu người, khiến những nhà lập trình có động lực hơn cho công việc của mình. Nếu không có những người dùng này, lập trình viên có thể mất nhiều thời gian làm việc, xây dựng chương trình mà chẳng ai dùng. Tuy nhiên, chính cộng đồng Facebook giúp những nhà lập trình có thể mở rộng công việc của mình. Các thành viên chơi Facebook nắm bắt các ứng dụng sau khi nhìn thấy chúng ở Profile của bạn mình và rất nhanh để hàng ngàn người khác có thể chơi và thích ứng dụng này.

Tại sao những lập trình viên lại tạo ra các ứng dụng? Một số nhà lập trình chỉ muốn tạo một ứng dụng vui cho mọi người. Ứng dụng này làm nâng cao kinh nghiệm của người dụng trên mạng xã hội. Một số người khác lại muốn xây dựng chương trình là một phần trong chiến lược marketing – họ hy vọng ứng dụng sẽ khiến người dùng mua một sản phẩm nào đó hoặc đặt mua một dịch vụ. Chỉ một phần nhỏ khác tạo các ứng dụng để thu thập thông tin để định hướng cho quảng cáo. Và một số đang tận dụng lợi thế của Facebook để tạo các chương trình chứa mã độc hoặc chạy scam (lừa đảo) với âm mưu muốn lừa gạt người dùng hoặc gây lỗi.

Bạn tránh những Scams này bằng cách nào? Và bạn sẽ làm gì khi chẳng may là nạn nhân của những ứng dụng này?

Scam trên Facebook

Ứng dụng của Facebook đến với người dùng theo nhiều dạng thức khác nhau. Chúng có thể là các câu đố, trò chơi, công cụ và các ứng dụng khác cho phép bạn sắp xếp mọi thứ trong album yêu thích của mình để chuẩn bị cho một bữa tiệc mà bạn sắp tham dự. Những ứng dụng này yêu cầu bạn cài đặt một ứng dụng đi kém để thêm vào Profile Facebook của bạn. Rất đơn giản, bạn chỉ cẩn kích vào nút nào đó của trang, xác nhận rằng bạn chấp nhận các điều khoản để cài đặt ứng dụng.

Tuy nhiên, không phải tất cả các ứng dụng là trong sạch. Bạn nên để ý tới các thông tin mà ứng dụng hiển thị rằng ứng dụng cần phải được truy cập để có thể hoạt động. Quyền riêng tư của Facebook được xây dựng theo 2 nguyên tắc: người dùng sẽ có toàn quyền quản lý thông tin cá nhân của mình và họ có thể truy cập thông tin của người dùng khác muốn chia sẻ. Khi điền thông tin vào một Profile của Facebook, bạn có thể điền những thông tin như ngày tháng năm sinh, địa chỉ liên lạc và các thông tin liên lạc các nhân. Facebook cũng sẽ kiểm tra thông tin việc bạn sẽ sử dụng trang riêng như thế nào. Nếu thông tin của bạn được giữ riêng tư, bạn sẽ thấy an tâm. Tuy nhiên, nếu thông tin của bạn bị chia sẻ với người khác mà bạn không biết thì sao?

Đó chính là vấn đề đối với một số ứng dụng ban đầu cảu Facebook. Để có thể hoạt động, hầu hết các ứng dụng cần truy cập một số thông tin cá nhân của bạn. Một số ứng dụng ban đầu thậm chí còn muốn truy cập nhiều thông tin của bạn hơn mức cần thiết. Điều này có nghĩa là những lập trình viên của các ứng dụng này có thể truy cập được rất nhiều thông tin cá nhân của người dùng. Facebook đã cố gắng ngăn chặn điều này và yêu cầu các lập trình viên chỉ truy cập một số thông tin cần thiết đủ để ứng dụng có thể hoạt động.

Facebook cho thấy rằng, trong các điều khoản về quyền riêng tư, người dùng có thể chọn thông tin để có thể lưu lại riêng tư. Tuy nhiên, chính Facebook cũng cho thấy rằng những biên pháp bảo vệ thông tin cá nhân, không hệ thống nào là hoàn hảo. Lập trình viên hoàn toàn có thể tìm cách nào đó chui qua thiết bị phòng vệ và truy cập các thông tin. Thực hiện một kiểm tra nhỏ về một ứng dụng nào đó trước khi cho nó truy cập Profile của bạn là một ý tưởng không tồi.

Dấu hiệu cảnh báo Facebook Scam

Một trong rất nhiều Scams trên Facebook là chúng dùng những mánh khóe để thu hút người dùng truy cập một video giả mạo nào đó và tải malware trong video trá hình này. Một khi Profile của người dùng bị tổn hại, malware sẽ gửi một thông báo tới bạn bè của người dùng này rằng họ có những bức hình lạ trong video. Những ai tò mò sẽ truy cập địa chỉ này, tiếp tục tải malware và điều này tiếp tục xảy ra với những người khác.

Có một số hướng dẫn giúp người dùng có thể phát hiện một scam. 2 lá cờ màu đỏ hiển thị yêu cầu nhập mật khẩu hoặc thông tin thẻ tín dụng. Những kẻ tạo ra scam sẽ thu thập mật khẩu hoặc số thẻ tín dụng và sử dụng những thông tin này để lợi dụng nạn nhân. Những yêu cầu này trông rất vô hại trong quảng cáo ứng dụng nhằm tránh sự đề phòng của bạn. Một lần nữa, bạn nên nhớ thực hiện kiểm tra ứng dụng trước khi cho phép chúng truy cập bất kì thông tin nào của bạn.

Nếu một ứng dụng cố gắng bắt bạn phải mở một trang mới, hãy chú ý tới tên miền của trang này. Một số người tạo scam đủ thông minh để có thể tạo một trang mô phỏng giống như Facebook với yêu cầu nhập mật khẩu của bạn. Nếu tên miền của trang này không đáng tin, bạn không nên điền mật khẩu. Thông báo tại cửa sổ Pop-up sẽ tư vấn bạn nên tải hoặc cài đặt một ứng dụng phụ nếu bạn truy cập trang mô phỏng này. Cài đặt những chương trình này có thể khiến máy tính của bạn nhiễm virut.

Đôi khi, một trong số những người bạn của bạn là nạn nhân của một scam nào đó, bạn sẽ nhận được một thông báo từ người này. Những thông báo này thường yêu cầu bạn truy cập đường link đi kèm. Trong trường hợp này, bạn nên gửi lại thông báo cho người bạn của mình để xác nhận thông tin về đường link có đáng tin cậy hay không. Rất có thể Profile của người bạn này đã bị truy cập và thông báo được gửi tới bạn một cách tự động. Nếu ngôn từ trong thông báo trông kì cục, không giống với phong cách như mọi ngày của người bạn đó, có nghĩa là có điều gì đó đáng ngờ đang diễn ra.

Có một tên đặc biệt cho cách mà những kẻ tạo ra scam điều khiển các nạn nhân: kỹ thuật xã hội. Trong khi điều này thực sự đúng khi những hacker hiểm ác được biết đến như những crackers và đục thủng hệ thống an ninh bằng rất nhiều các phần mềm giả mạo, thì rất dễ cho mọi người có thể “sẵn sàng” gửi thông tin của mình. Những kẻ tạo ra scam thường chỉ muốn người bị hại chia sẻ thông tin. Có một số cách chúng lừa đảo người dùng vào việc chia sẻ như:

• Chúng xuất hiện trước nạn nhân với những thông báo gợi ý rằng nạn có thể đã xuất hiện theo một cách hài hước ở một trang Web. Đường link tới trang Web này thường dẫn nạn nhân tải malware.

• Chúng hứa hẹn rằng sẽ giúp nạn nhân lên kế hoạch trở nên giàu có

• Chúng hướng nạn nhân tới việc chia sẻ thông tin số thẻ tin dụng rồi làm một thẻ tín dụng giả

Tiếp đến, chúng ta sẽ tìm hiểu xem những điều nên làm khi là nạn nhân của scam.

Khôi phục lại sau khi bị scam

Có rất ít việc bạn có thể làm nếu đã là nạn nhân của scam. Những gì bạn có thể làm lại dựa theo những gì scam đã làm gì với bạn.

Nếu bạn đã tiết lộ mật khẩu, bạn nên có một thông báo tới bạn mình để cảnh báo họ rằng tài khoản của mình đã bị tấn công. Điều này sẽ giúp bạn bè của bạn tránh khỏi những đường link mà malware tạo ra, giảm thiểu những tài khoản bị tấn công. Tiếp đến, bạn phải thay đổi mật khẩu của mình với độ bảo mật cao hơn, với những kí tự không trùng với mật khẩu cũ. Hãy nhớ tránh sử dụng một mật khẩu cho nhiều tài khoản khác nhau hoặc các dịch vụ khác nhau, nếu không bạn sẽ bị tấn công nhiều hơn nữa. Bạn cũng có thể thông báo scam này tới Facebook thông qua Help Center.

Facebook cung cấp một bản danh sách những vụ tấn công phishing. Phishing có nghĩa là Sự lợi dụng sự không hiểu biết của người dùng để đánh cắp thông tin cá nhân của họ, bằng cách mượn tên công ty (ngân hàng, công ty thẻ tín dụng...) và dẫn người dùng đến trang Web giả. Một trong những scam phishing phổ biến được biết đến theo 2 tên: Nigerian scam hoặc 419 scam.

Một scam cơ bản thường: một người gửi thông báo rằng người này có một số lượng tiền lớn được cất giữ ở nước ngoài. Với sự giúp đỡ của bạn, người này mới có thể lấy tiền về và sẽ gửi cho bạn một khoản nhỏ như phần thưởng. Tuy nhiên, để lấy được tiền thì người này phải đặt trước 1 khoản để làm tin. Nói một cách ngắn gọn, người này đang cố gắng lấy trộm tiền của bạn. Nếu thấy mộ thông báo như vậy, bạn nên sử dụng mẫu danh sách của Facebook để tránh trường hợp bị lừa.

Nếu là công dân nước Mỹ và là nạn nhân của identity theft (ăn cắp dữ liệu cá nhân), bạn có thể dễ dàng thông báo tới cảnh sát, liên hệ tới ngân hàng. Bạn cũng có thể gửi thông báo scam lừa đảo tài chính hoặc identity theft tới những bộ phận khác, bao gồm:

• Federal Bureau of Investigation (Cục điều tra liên bang) (FBI)

• Federal Trade Commission (Ủy ban thương mại liên bang) (FTC)

• Internet Crime Complaint Center (Trung tâm tội phạm Internet) (IC3)

Facebook là mạng xã hội có sức ảnh hưởng lớn, giúp bạn có thể liên lạc với bạn bè. Có rất nhiều ứng dụng vui, thật trên trang xã hội này. Tuy nhiên, nên nhớ rằng chỉ với một chút cẩn thận, bạn đã có thể thưởng thức Facebook mà không phải lo ngại tới scam. Hãy nhớ nghĩ kĩ trước khi cài đặt một ứng dụng nào hoặc trước khi kích vào một đường link nào đó. Ngoài ra, có một số điều bạn không nên chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Để biết thêm thông tin, hãy đọc bài 10 điều bạn không nên chia sẻ trên mạng xã hội.

Lamle (Howstuffwork.com)

Advertisement

 

Copyright 2008 All Rights Reserved Revolution Two Church theme by Brian Gardner Converted into Blogger Template by Bloganol dot com