Chỉnh Registry để dùng nhiều phiên bản Office


Microsoft Office 2007 là phiên bản được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Tuy nhiên, vì nhiều lý do chúng ta phải cài nhiều phiên bản của bộ phần mềm này.
 
Điều khó chịu nhất của việc sử dụng đồng thời nhiều phiên bản Office là mỗi khi cần chuyển đổi từ phiên bản này sang phiên bản khác, Office sẽ phải cấu hình lại cho phù hợp với phiên bản mới hoặc hiển thị nhiều thông báo rườm rà, làm mất thời gian của bạn, gây cho bạn cảm giác bực bội và khó chịu.

Nếu bạn muốn cho nhiều “thế hệ” của bộ phần mềm Office chung sống trên một máy tính, hãy thực hiện như sau: 

- Vào Start > Run > gõ Regedit. Trong hộp thoại Registry Editor, bạn tìm đến khóaHKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Office\11.0\Word\Options.

Cũng trong hộp thoại Registry Editor, bạn nhắp chuột phải ở khung bên phải, chọn New > DWORD Value, đặt tên cho khóa này là NoRereg.

Nhắp chuột phải trên khóa NoRereg, chọn Modify. Trong hộp thoại Edit DWORD Value, ở khung Value data, bạn nhập giá trị là 1, xong bấm OK.

Khóa trên khiến Office 2003 không hiển thị thông báo cấu hình khi chạy. Nếu bạn muốn áp dụng điều đó cho Office 2007 thì thực hiện như trên đối với khóaHKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Office\12.0\Word\Options.

Còn với Office 2010 là khóa HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Office\14.0\Word\Optio.

Theo Thế giới @

Mac OS X : Giữ trẻ an toàn khi chúng online


Trong hướng dẫn này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách thiết lập một số hạn chế với các thành phần điều khiển cha mẹ của Snow Leopard nhằm bảo vệ trẻ nhỏ nhà bạn được an toàn khi chúng online.

Sẽ là dại dột nếu cặp cha mẹ nào đó cho phép trẻ nhỏ nhà họ không được bảo vệ khi chúng truy cập Internet. Thực ra việc thiết lập một số hạn chế để bảo vệ trẻ nhỏ khi chúng sử dụng Mac OS X không phải là điều quá phức tạp mà có sẽ chỉ là do các bạn chưa biết mà thôi. Để có được sự hạn chế đó, chúng ta phải thực sự cảm ơn Mac OS X đã cung cấp một số bảo vệ với tính năng điều khiển cha mẹ Parental Controls đi kèm. Nếu bạn quan tâm đến những gì trẻ nhà bạn có thể thấy trên mạng – hoặc quan tâm đến việc hạn chế thời gian chúng tiêu tốn thời gian trước màn hình máy tính – hãy theo dõi hướng dẫn trong bài của chúng tôi về cách sử dụng Parental Controls của Snow Leopard.

Tạo một tài khoản điều khiển

Trước khi có thể điều khiển những gì trẻ nhỏ nhà bạn có thể thực hiện với Mac, bạn phải tạo một tài khoản có thể điều khiển, kiểm soát. Quá trình thực hiện hết sức đơn giản.

Khởi chạy System Preferences, chọn Accounts preference, trong cửa sổ Accounts, kích biểu tượng Lock ở phía dưới màn hình. Khi được nhắc nhở, nhập vào tên và mật khẩu quản trị viên và kích OK. Bên dưới danh sách các tài khoản, kích vào dấu cộng (+) và trong cửa sổ xuất hiện, chọn Managed With Parental Controls từ menu New Account. Điền vào các trường còn lại tên, tên tài khoản, mật khẩu, thẩm định mật khẩu và một trường mang tính tùy chọn đó là gợi ý mật khẩu. Kích Create Account và tạo tài khoản điều khiển.

Để bắt đầu việc cấu hình tài khoản, kích nút Open Parental Controls ở phía dưới cửa sổ Accounts. Nếu không quan tâm đến việc cấu hình tài khoản lúc này, bạn có thể điều hướng đến các thành phần điều khiển này sau bằng cách khởi chạy System Preferences và sau đó chọn Parental Controls. Tài khoản điều khiển mà bạn vừa tạo sẽ xuất hiện trong danh sách ở phía bên trái của cửa sổ Parental Controls.

Khi đã tạo được một tài khoản điều khiển, bạn có thể quản trị nó từ xa từ một máy tính khác trên mạng nội bộ. Điều này cho phép bạn, cho ví dụ, ngồi tại MacBook Pro tại văn phòng và thay đổi các điều khiển cha mẹ trên iMac ở nhà. Khi đã tạo xong một tài khoản điều khiển từ xa như vậy, kích biểu tượng thiết bị nhỏ ở bên dưới danh sách các tài khoản và chọn Allow Remote Setup.

Để quản trị tài khoản của trẻ từ máy tính của bạn (cho máy tính mà trên đó bạn đã thiết lập tài khoản điều khiển), kích kiểu tượng chiếc khóa và nhập vào tên và mật khẩu quản trị. Chọn tên của tài khoản điều khiển trên máy tính khác. Trong cửa sổ xuất hiện, nhập vào tên và mật khẩu quản trị cho Mac có tài khoản quản trị. Khi thực hiện thành công, bạn có thể sử dụng tất cả các tab bên trong Parental Controls để cấu hình và kiểm tra tài khoản điều khiển của Mac khác.

 
Bạn có thể để mắt đến đám trẻ nhà bạn bằng một tài khoản kiểm tra từ xa.

Đơn giản hệ thống

Những người dùng mới hoặc chưa có kinh nghiệm – không quan tâm đến tuổi tác – có thể gặp đôi chút khó khăn khi lần đầu họ khởi động máy Mac. Sử dụng Parental Controls có thể giảm bớt những lựa chọn của họ, chỉ để lại một số chương trình và chức năng cần thiết, khi đó bạn sẽ làm cho máy tính trở nên dễ sử dụng hơn. Thực hiện điều đó bằng cách bật tính năng Simple Finder trong tab System của Parental Controls. Khi tùy chọn này được kích hoạt, tài khoản sẽ chỉ hiển thị bốn menu trong Finder—Apple, Finder, File và Help. Menu Apple có một số tùy chọn  như - About This Mac, Force Quit, Sleep, và Log Out. Dock chỉ gồm có Applications, Documents, và Shared folders. Khi kích thư mục Applications, một cửa sổ sẽ xuất hiện nơi các biểu tượng ứng dụng được hiển thị. Một kích chuột sẽ khởi chạy ứng dụng.

 
Sử dụng đúng tab System của Parental Controls, bạn có thể đơn giản (và hạn chế) giao diện của Mac.

Bên trong cửa sổ này, bạn có thể chọn chính xác ứng dụng cho tài khoản điều khiển được phép sử dụng. Có thể cho phép Mail và Safari, nhưng không thể cho phép iChat, ví dụ như vậy. Cũng có thể cho phép hoặc từ chối quản trị máy in, ghi đĩa, khả năng thay đổi mật khẩu, thay đổi nội dung của Dock.

Cho phép truy cập những gì phù hợp

Nếu bạn thực sự quan tâm đến việc bảo đảm rằng trẻ nhỏ nhà bạn chỉ xem những nội dung thích hợp với lứa tuổi của chúng, tab Content là thứ bạn cần sử dụng trong trường hợp này. Trong phần trên của cửa sổ này, bạn có thể kích hoạt tùy chọn để ẩn những từ ngữ xấu trong Dictionary của Mac.

Phần thấp hơn trong cửa sổ này là vùng hạn chế website Website Restrictions. Ở đây bạn sẽ thấy có ba tùy chọn Allow Unrestricted Access to Websites, Try to Limit Access to Adult Websites Automatically, và Allow Access to Only These Websites. Tùy chọn đầu tiên là cho phép truy cập không hạn chế và các website, tùy chọn thứ hai sẽ sử dụng bộ lọc của Apple để hạn chế truy cập vào các website người lớn. (Nếu chọn tùy chọn này, bạn có thể kích nút Customize để tích hợp thêm hoặc loại trừ bớt một số website cụ thể). Khi kích hoạt tùy chọn thứ ba, bạn sẽ thấy một danh sách xuất hiện có các site thân thiện với trẻ nhỏ như Discovery Kids, PBS Kids, Scholastic.com, và Smithsonian Institute. Bạn cũng có thể bổ sung thêm các website khác bằng cách kích vào dấu (+) ở phía dưới cửa sổ.

Giám sát hành vi xã hội của trẻ

Mọi cặp bố mẹ chắc chắn đều muốn con cái họ hòa nhập tốt với xã hội, tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng họ không để ý đến những đối tượng khác mà trẻ nhà bạn chọn để chơi với. Tab Mail & iChat của Parental Controls có thể giúp các cặp cha mẹ. Ở đây các bạn sẽ tìm thấy các tùy chọn hạn chế Mail hoặc iChat hoặc cả hai. Trong mỗi trường hợp, bạn kích nút (+) để bổ sung thêm các địa chỉ hoặc tên chat vào trang danh sách xuất hiện. Khi kích hoạt tùy chọn Limit Mail bạn sẽ có thêm các yêu cầu về việc đòi hỏi sự cho phép email đến mình.

 
Parental Controls cho phép bạn quyết định người mà trẻ nhà bạn có thể giao lưu
qua e-mail và iChat

Khi kích hoạt tùy chọn này, bạn phải nhập vào địa chỉ email cho những người có trách nhiệm quản lý tài khoản (bạn hoặc nửa kia của bạn). Khi một người lạ (hoặc người không được phép) cố gắng gửi thư đến tài khoản điều khiển, thư này sẽ được chuyển tiếp đến địa chỉ email mà bạn đã nhập vào. Ngược lại, nếu người dùng tài khoản điều khiển gửi đi một thư điện tử đến ai đó không có trong danh sách cho phép, bạn sẽ nhận được một thư khác, yêu cầu cho phép add người đó vào danh sách những người được phép nhận thư. Có thể cho phép bằng cách kích vào liên kết trong phần cảnh báo email mà bạn nhận.

Thiết lập hạn chế thời gian

Với những người dùng Mac, bạn có thể có những thứ khá thú vị. Bên trong tab Time Limits, bạn có thể cấu hình thời gian nào đó trẻ nhà bạn được phép sử dụng máy tính. Đặc biệt, bạn có thể thiết lập những hạn chế thời gian cho những ngày trong tuần, những ngày cuối tuần và thời gian đi ngủ. Hai lựa chọn đầu tiên sẽ cho phép bạn hạn chế số lượng thời gian mỗi tài khoản quản lý được phép sử dụng Mac mỗi ngày, bắt đầu từ 30 phút và tối đa là 8 giờ. 15 phút trước khi thời điểm kết thúc có hiệu lực, một thông báo sẽ xuất hiện (cùng với một cảnh báo bằng giọng nói) cho phép trẻ biết rằng chúng chỉ còn 15 phút sử dụng máy tính. Bên trong hộp thoại cảnh báo là một menu cho phép người dùng có thể gia hạn thêm thời gian. Tuy nhiên để thực hiện điều đó, họ cần phải có mật khẩu quản trị, mà thứ này thì chỉ các bậc cha mẹ mới có.

 
Với Mac, bạn có thể hạn chế thời gian trẻ nhỏ ngồi trước màn hình  máy tính. Tab Time Limits cho phép bạn có nhiều sự lựa chọn.

Trong Snow Leopard, trẻ nhà bạn có thể thấy lượng thời gian còn lại bằng cách kích vào đồng hồ của thanh bar menu. Thực hiện điều đó bạn sẽ thấy một thứ gì đó tương tự như Parental Controls Time Remaining 0:23.

Hạn chế thời gian ngủ cũng giống như những gì ở trên. Tùy chọn này cho phép bạn thiết lập giờ nào đó Mac được sử dụng bởi ai đó với một tài khoản điều khiển. Cho ví dụ, bạn có thể, không cho người dùng sử dụng máy tính từ 9 giờ tối cho đến 8 giờ sáng. Bên trong khoảng thời gian này bạn có thể cấu hình những ngày mà trẻ phải đến trường và những ngày cuối tuần.

Kiểm tra các hành động

Cuối cùng, Parental Controls cho phép bạn biết chính xác những hành động gì trẻ nhà bạn đã thực hiện trên Mac thông qua tab Logs. Trong vùng này, bạn có thể đọc các bản ghi có ghi chép một cách chi tiết về các website đã được truy cập, các website bị khóa, các ứng dụng được khởi chạy và các session chat đã được thực hiện. Chọn entry Websites Viewed, chọn một mục (cho ví dụ Quantrimang) và kích vào hình tam giác bên cạnh entry, bạn sẽ thấy thời gian chi tiết site được truy cập. Nếu kích đúp vào entry, Safari sẽ được mở và đưa bạn đến website đó.

Các entry khác cũng làm việc tương tự. Chọn Websites Blocked, bạn sẽ thấy tên các site và có cơ hội truy cập chúng. Entry Applications chỉ thị các ứng dụng được khởi chạy và thời gian xuất hiện. Chọn iChat, bạn có thể thấy ai đã chat với trẻ nhà bạn.

Bất cứ lúc nào bạn đều có thể hạn chế một website, ứng dụng hoặc thành phần iChat xuất hiện trong các danh sách này. Chỉ cần chọn site, ứng dụng hoặc thành phần nào đó mà bạn muốn hạn chế và kích nút Restrict ở phía dưới cửa sổ.

Biến Mac của bạn trở thành một không gian an toàn

Parental Controls của OS X quả là tính năng hữu dụng giúp bạn bảo vệ để tránh cho trẻ nhỏ truy cập vào các website không phù hợp với lứa tuổi, hay tiếp chuyện những người lạ mặt. Với những trẻ lớn tuổi có khả năng hiểu biết và thực hiện một số thao tác để đánh lừa được sự kiểm soát này thì vẫn còn có rất nhiều cách khác có thể giúp chúng ta thực hiện sự hạn chế - các công cụ dành cho Mac còn có rất nhiều. (Nếu bạn đang tìm mức kiểm soát chặt chẽ hơn, hãy thử nghiệm với các chương trình của các hãng thứ ba như CNet Nanny for Mac 2.0 $40 của ontentWatch, Internet Security Barrier X6 $80 của Intego, hoặc Safe Eyes của InternetSafety.com với giá $50 mỗi năm). Tuy nhiên không quan tâm đến tuổi của trẻ nhỏ, bạn có thể kiểm tra những gì đang xảy ra trên Mac bằng cách đặt máy tính gia đình ở một nơi nào đó dễ quan sát – ví dụ như trong phòng khác hoặc trong bếp thay vì phòng ngủ, khi đó bạn vừa có thể làm một số công việc nhà mà vẫn có thể để ý đến những gì chúng thực hiện, biến Mac của bạn trở thành một địa điểm an toàn cho trẻ khám khá những điều bổ ích.

Văn Linh (Theo Macworld)

Tạo link RSS nằm sau mỗi nhãn ở cuối bài viết


Bài viết này có thể xem là một ứng dụng nho nhỏ cho việc sử dụng các link RSS feed của mỗi nhãn. Với thủ thuật này ta sẽ tạo một icon RSS nho nhỏ nằm ngay sau mỗi nhãn ở cuối mỗi bài viết.

Thủ thuật này rất đơn giản, bạn chỉ việc thêm một dòng code nho nhỏ vào code template của blog là xong.

Xem hình minh họa kết quả

* Bây giờ ta bắt đầu:

1. Đăng nhập blog
2. Vào Thiết kế
3. Vào Chỉnh sửa HTML
4. Chọn Mở rộng mẫu tiện ích
5. Tìm đọan code sau: (hoặc tương tự)

<div class='post-footer-line post-footer-line-2'>
<span class='post-labels'>
<b:if cond='data:post.labels'>
<data:postLabelsLabel/>
<b:loop values='data:post.labels' var='label'>
<a expr:href='data:label.url' rel='tag'><data:label.name/></a>
<b:if cond='data:label.isLast != &quot;true&quot;'>,</b:if>
</b:loop>
</b:if>
</span>
</div>

6. Chèn thêm đọan code như bên dưới:

<div class='post-footer-line post-footer-line-2'>
<span class='post-labels'>
<b:if cond='data:post.labels'>
<data:postLabelsLabel/>
<b:loop values='data:post.labels' var='label'>
<a expr:href='data:label.url' rel='tag'><data:label.name/></a>

<a expr:href='&quot;http://fandung.blogspot.com/feeds/posts/type/-/&quot; + data:label.name' target='_blank'><img src='http://www.feedburner.com/fb/images/pub/feed-icon16x16.png'/></a>

<b:if cond='data:label.isLast != &quot;true&quot;'>,</b:if>
</b:loop>
</b:if>
</span>
</div>

- Thay fandung.blogspot.com thành địa chỉ URL blog của bạn.
- Thay type thành :
  + default : hiển thị theo dạng mặc định ( đầy đủ )
  + summary : hiển thị theo dạng thu gọn ( chỉ hiển thị một phần theo kiểu mô tả )

7.Save template.

Như vậy đã xong, chúc các bạn thành công.

FanDung

Hướng dẫn toàn diện cho kết nối mạng gia đình – Phần 2


Bạn cần kiểu Wi-Fi nào?

Nếu chọn giải pháp Wi-Fi, nhất định bạn phải sử dụng chuẩn 802.11n. Giá thành của các router và các điểm truy cập chuẩn 802.11n hiện nay cũng không quá đắt đỏ, vì vậy hãy bỏ qua các thiết bị cũ với chuẩn 802.11g trừ khi mạng của bạn cần đến nó.

>> Hướng dẫn toàn diện cho kết nối mạng gia đình – Phần 1

Trước khi bắt đầu shopping để mua thiết bị Wi-Fi, cần bảo đảm biết được loại thiết bị nào mình đang tìm kiếm – bạn sẽ thấy cả các router không dây và các điểm truy cập không dây ở lĩnh vực này. Router sẽ nhận lưu lượng gửi đến từ Internet và định tuyến lưu lượng đến đúng hệ thống bên trong mạng. Chúng quản lý nhiệm vụ nhờ khả năng NAT (network address translation). Các router cũng hoạt động như tường lửa giữa mạng bên trong và mạng Internet bên ngoài, tuy nhiên đó là chức năng phụ của nó.

Còn các điểm truy cập chỉ đơn giản làm nhiệm vụ kết nối các PC được trang bị thành phần Wi-Fi, không liên quan đến chức năng định tuyến. Ban đầu các điểm truy cập cần được kết nối với một router. Ngày nay định nghĩa đó đã phai nhạt chút ít, hầu hết các điểm truy cập hướng gia đình đều có các router đi kèm nhưng thiếu switch hỗ trợ cho việc chạy dây ethernet.

Các router gia đình thường gồm có cả switch hỗ trợ cho việc chạy dây ethernet. Tuy nhiên lưu ý rằng có thể bạn vẫn thấy các router chỉ kết nối thông qua các liên kết chạy dây mà không có các điểm truy cập.

Với mục đích của chúng ta ở đây, tôi sẽ sử dụng thuật ngữ “router” để nói đến một router chạy dây có thêm điểm truy cập Wi-Fi. Một điểm truy cập, cho bài viết này, sẽ là một router Wi-Fi không có switch hỗ trợ cho việc chạy dây ethernet. Các router tuy không quá đắt đỏ hơn các điểm truy cập nhưng vẫn cần đến sự cân nhắc của bạn – chắc chắn bạn không bao giờ biết hết liệu mình có cần đến khả năng linh hoạt bổ sung ở một số điểm.

Chìa khóa cho việc có được hiệu suất 802.11n là chọn đúng router. Các router có thể có nhiều tính năng và hiệu suất khác nhau, tuy nhiên nếu bạn có một phòng khách nhỏ và chỉ có một hoặc hai hệ thống kết nối với router thì vấn đề của bạn ở đây rất đơn giản.

Small Net Builder cung cấp những đánh giá nhận xét về hiệu suất khá chi tiết, nếu bạn quan tâm đến vấn đề thông lượng hoặc phạm vi bao phủ. Các router giá thành thấp có thể chỉ có sự hỗ trợ fast ethernet và chỉ có một trạm Wi-Fi radio. Khi đi mua, đây là một số tính  năng chính mà bạn cần tìm:

  • Băng tần kép: Các router như vậy có thể hỗ trợ cả hai băng tần 2.4GHz và 5GHz hoặc 5.8GHz. Chỉ có một vài router hỗ trợ 5.8GHz; sẽ tăng được băng thông nhưng bạn sẽ phải hy sinh phạm vi, đặc biệt là qua các bức tường. Một số router mới có thể có cả cặp 5GHz radio.
  • Nhiều anten: Bạn nên có một router 802.11n với tối thiểu hai anten. Một số router gia đình có thể không thấy sự hiện hữu của anten, tuy nhiên nó đã có anten tích hợp bên trong vỏ. Điều này hoàn toàn OK với các gia đình cỡ trung bình.
  • Các anten có khả năng thay thế: Nếu bạn có nhiều thiết bị phạm vi rộng hơn, hãy xem xét đến các anten thay thế và anten ngoài. Các anten này thường gắn với một bộ kết nối nhỏ. Chúng có rất nhiều nguồn cấp và có nhiều kích thước cũng như cấu hình khác nhau.

Phụ thuộc vào nhu cầu, bạn có thể phải tìm kiếm các router có hỗ trợ QoS (quality of service) để streaming media tốt hơn, hỗ trợ chơi game (nếu là một game thủ) và truy cập khách (nếu bạn có nhiều bạn bè thường xuyên đến và kết nối).

Vấn đề chính cần lưu ý với các mạng Wi-Fi là băng thông sẽ bị chia cho nhiều kết nối khách. Hãy xem xét một router 802.11n với băng thông 300-mbps, hình dung việc kết nối 10 PC đến router đó thông qua Wi-Fi. Tất cả 10 hệ thống phải chia sẻ băng thông 300 mbps. Tuy nhiên, hầu hết các router hiện đại đều khá thông minh trong việc phân chia băng thông khi cần, một số router cho phép bạn thiết lập mức hạn chế băng thông cho một số liên kết nhất định.

Một tính năng khác một số router hỗ trợ là WISH (wireless intelligent stream handling), đây là tính năng cho phép bạn có thể dành ưu tiên một số kiểu lưu lượng nào đó cho một số máy khách hoặc một tập các máy khách nào đó. Bạn có thể kích hoạt WISH nếu streaming video từ một hệ thống (máy chủ gia đình) đến một hệ thống khác (một máy tính ở phòng khách hoặc HDTV qua mạng). Tương tự, WISH rất hữu dụng cho việc giữ ổn định các kết nối VoIP.

Mở rộng Wi-Fi

Chắc chắn sẽ có lúc bạn muốn mở rộng mạng Wi-Fi cho các thiết bị chỉ chạy dây, giống như bàn điều khiển game Xbox 360 hoặc các thiết bị Blu-ray player trang bị kết nối mạng BD 2.0.

Một cầu nối (bridge) không dây chính là thứ bạn cần lúc này. Bạn có thể thấy các cầu nối có một cổng ethernet hỗ trợ cho việc kết nối thiết bị chạy dây cũng như các cầu có một switch ethernet để thiết lập nhiều thiết bị.

Còn nhiều cách khác bạn còn có thể tăng phạm vi mạng của mình. Các điểm truy cập chuẩn thường có chế độ cầu nối hoặc chế độ mở rộng, tuy nhiên cũng có các bộ mở rộng dải chuyên dụng hoạt động như các bộ relay tín hiệu Wi-Fi.

Mạng Powerline (HomePlug)

Nếu bạn muốn có băng thông tin cậy với một số máy tính hay thiết bị nào đó nhưng không thể chạy cáp Cat 5e, lúc này hãy cân nhắc đến việc sử dụng một thiết lập mạng powerline (HomePlug). HomePlug là kỹ thuật sử dụng đường điện lưới hiện có trong nhà bạn để truyền tải các tín hiệu mạng. Chuẩn HomePlug đã được phát triển nhiều năm gần dây và sản phẩm hiện hành của nó gồm có các thiết lập QoS (chất lượng dịch vụ) và cung cấp thông lượng tối đa lên đến 200MBps.

Tuy vẫn kém băng thông 802.11n đôi chút nhưng các kết nối HomePlug thích hợp với các máy khách đơn lẻ. Bạn có thể cắm một switch ethernet vào kết nối HomePlug, tuy nhiên phải trả giá cho việc chia tách băng thông đó.

Vấn đề của HomePlug là tổng băng thông của bạn phó mặc cho việc chạy dây điện. Tốc độ thực sẽ thay đổi khá khác nhau – các adapter mới có thể cho băng thông lên đến 100MBps, lý tưởng cho môi trường gia đình với thiết kế hệ thống điện đời mới, tuy nhiên có thể bạn vẫn chỉ có được băng thông khoảng 10 đến 15MBps trong các tòa nhà cũ.

Các khối nhà mới xây thường được chạy hệ thống điện lưới tốt hơn, tuy nhiên cách bố trí chạy dây cũng là một hệ số. Nếu việc chạy dây không liên tục – ví dụ như chỉ có một tuyến để định tuyến tín hiệu từ tầng trệt đến các phòng ngủ trên tầng được thông qua panel cầu giao diện. Khi đó sẽ xảy ra hiện tượng tắc nghẽn cổ chai và đôi khi có thể gây ra hiện tượng khóa chặn hoàn toàn tín hiệu HomePlug.

Mạng hỗn hợp

Bạn có thể sử dụng một mạng hỗn hợp, tức là một mạng vừa được chạy dây, vừa không dây. Như những gì chúng tôi đề cập ở trên, phòng trệt ở đây có bó Cat 5e chạy dọc chân tường. Chúng tôi cũng đã chạy dây đến một vài phòng khác trong nhà, chẳng hạn như phòng khách và các phòng  ngủ. Mọi thứ được tuân theo một cấu trúc và được chạy đến panel trung tâm ở tầng trệt, dưới cầu thang lên xuống.

Kiểu thức mạng này làm việc khá tốt: Chúng tôi đã chạy dây mạng đến nơi cần có, truy cập Wi-Fi xuyên suốt cả nhà. Rõ ràng nhu cầu của bạn có thể đơn giản hơn nhiều –có thể bạn chỉ cần chạy dây đến một phòng nào đó, còn các phòng còn lại bạn để sử dụng Wi-Fi.

Ngoài ra cũng có một số người dùng lắp đặt kết nối cable modem của họ ở phòng khác, cùng với cả router 802.11n. Với cách thức lắp đặt này, các thiết bị giải trí mạng sẽ được kết nối chạy dây còn các laptop sẽ kết nối không dây qua hệ thống Wi-Fi.

Tùy thuộc vào nhu cầu của bạn, có thể chỉ cần một router với bốn cổng ethernet và có thêm tính năng điểm truy cập Wi-Fi đã là đủ. Tuy nhiên các yêu cầu của bạn có thể phức tạp hơn, chẳng hạn như bạn thích chạy dây đến nhiều phòng, cũng như lắp thêm một bộ lặp hoặc bộ mở rộng phạm vi tín hiệu.

Văn Linh (Theo PCworld)

Làm Bạn Với Máy Vi Tính – Số 364


 
Làm Bạn Với Máy Vi Tính
Số 364 ra ngày 20-07-2010 | 8.85 Mb

http://www.mediafire.com/?gg7cjbx44828bbt

hvanhtuan

Echip số 490 – Đọc xong vọc liền


ĐIỂM NÓNG

  • Windows Live Messenger 4 Beta: Liệu có “lật đổ” Yahoo! Messenger?

KINH NGHIỆM XÀI MÁY TÍNH

  • GreenForce Player: Trình nghe nhạc có khả năng mã hóa file media

  • Nero BurnLite 10: Bản miễn phí của trình ghi đĩa số một

  • Club Bing: Học tiếng Anh qua các trò chơi trí tuệ

  • Mang ứng dụng web yêu thích vào Google Chrome 6 Dev

  • CheckDrive 2011: Kiểm tra sức khỏe đĩa cứng định kỳ

  • DNS Jumper 1.04: Đổi nhanh DNS với 32 dịch vụ

  • Wondershare Time Freeze 2.0: Đóng băng hệ thống không cần khởi động lại máy

  • Easy BCD 2.0.1: Boot từ file ISO, VHD lưu trên đĩa cứng

  • AveFolderBG: Đổi nhanh hình nền thư mục trong Windows 7

  • Chế USB cứu hộ “tất cả trong một”

  • Vpress Beta Theme: Theme Vnexpress cho người dùng Wordpress

  • Tạo bộ cài đặt Office 2010 tự động

  • W-Scan 1.0: Diệt và xóa tận gốc virus theo mẫu

TỪ THƯ BẠN ĐỌC

LƯỚT WEB

  • Thiết kế ấn phẩm quảng cáo

  • Lấy lại vóc dáng người mẫu trong vài phút

Download :

http://www.mediafire.com/?w3bk7bgsty9m34o

hvanhtuan

Sao lưu và phục hồi registry trong Windows 7 và Vista


Registry là một cơ sở dữ liệu dùng để lưu trữ thông tin về những sự thay đổi, những lựa chọn, những cấu hình từ người sử dụng Windows. Registry bao gồm tất cả các thông tin về phần cứng, phần mềm, người sử dụng. Registry luôn được cập nhật khi người sử dụng tiến hành sự thay đổi trong các thành phần của Control Panel, File Associations, và một số thay đổi trong menu Options của một số ứng dụng. Vì vậy, bạn nên luôn giữ cho registry luôn được sạch sẽ và an toàn.

Tuy nhiên, đôi khi cơ sở này thường bị rối lên và có một số thay đổi không được thực hiện như chúng ta mong muốn. Vì vậy, đó là lý do tại sao chúng ta nên tạo một bản sao lưu cho cơ sở dữ liệu này trước khi tạo bất kì một thay đổi nào hoặc cài đặt một ứng dụng phức tạp. Sau đây là hướng dẫn cách sao lưu và khôi phục registry trong Windows 7 và Vista.

Sao lưu Registry trong Windows 7 và Vista như thế nào?

1. Kích vào Windows Start Menu Orb rồi gõ regedit trong mục tìm kiếm. Khi đường dẫn chương trình hiển thị, nhấn Enter.

Chú ý: những hình ảnh ví dụ được chụp từ Windows 7. Tuy nhiên, nó cũng tương tự với Vista.

2. Trong Registry Editor kích File > Export

3. Trong cửa sổ export, gõ tên file mà bạn muốn sao lưu. Cuối cửa sổ export, bạn sẽ có 2 lựa chọn dưới mục Export Range.

All: sao lưu toàn bộ registry

Selected Branch: chương trình chỉ sao lưu registry quan trọng mà bạn chọn.

Lựa chọn xong, kích Save

4. Sau khi kích Save, chương trình sẽ mất một vài phút để sao lưu registry. Có thể bạn sẽ gặp lỗi Not Responding trong sửa sổ sao lưu. Tuy nhiên, điều này là không đáng ngại và chỉ cần chờ một lúc là chương trình lại có thể sao lưu như bình thường.

Cách khôi phục một sao lưu Registry

Cách 1: cách nhanh nhất và đơn giản nhất để khôi phục một sao lưu Registry là hợp nhất file. Chỉ cần phải chuột vào file registry rồi chọn Merge là được. Bạn cũng có thể kích đúp vào file registry để hợp nhất file.

Sẽ có một cửa sổ yêu cầu xác nhận, kích Yes.

Xong! Chỉ mất vài phút là bạn đã có thể sát nhập file registry sao lưu vào file registry cũ.

Cách 2: Cách thứ 2 để khôi phục thông tin file registry sao lưu là sử dụng công cụ Import. Chỉ cần mở regedit từ menu Start rồi kích File > Import.

Hộp thoại import sẽ được hiển thị. Tại đây bạn có thể chọn file registry mà bạn muốn khôi phục lại rồi kích Open.

Thành công! Giờ đây bạn đã biết được cách sao lưu và phục hồi registry trên hệ điều hành Windows 7 và Vista. Hy vọng rằng bài báo này sẽ có ích cho bạn. Chúc các bạn thực hiện thành công!

Lamle (Theo Groovypost.com)

PC Tips 122 - Tạp chí Thủ thuật máy tính


Hàng Hot
- Chuyên đề: 7 công cụ hữu ích cho Windows 7.
Thủ thuật
- Tích hợp Google SSL vào Firefox, Opera, Google Chrome và Internet Explorer.
- Một số thủ thuật hay với Opera.
- 3 thủ thuật cho người dùng Gmail.
- Tra từ tiếng Anh đồng nghĩa trong Word 2010.
Phần mềm mới trong tuần qua
- Magic Camera v6.8.0
- Ad-Aware Free Internet Security 8.3.
- Hiren's BootCD 10.6.
- Mới có trên CD.
So sánh tính năng.
- So sánh hai phần mềm chụp ảnh màn hình miễn phí Screenshotcaptor và Picpick.
Sản phẩm mới - Công nghệ mới
- Trình sao chép đĩa CloneDVD v2.9.2.2
- Trình quay phim màn hình ZD Recorder 3.0.
Phạm Hồng Phước chia sẻ.
- Gỡ bỏ hay cài thêm một số ứng dụng của Windows 7.
Lê Hoàn gỡ rối
- Khắc phục lỗi màn hình xanh.
- Chuyển đổi giao diện cửa sổ Windows Task Manager.
- Sửa lỗi cho Windows.
Phần mềm miễn phí
- Listary v2: Tăng lực cho Windows Explorer.
Thủ thuật Registry
- Tự động làm tươi hệ thống.
- Tăng tốc khởi động Windows 7.
Gõ cửa doanh nghiệp
- Máy bị lỗi Genuine.
- Lỗi khi phân vùng ổ đĩa.
Các trang web hữu ích
Bạn đọc chia sẻ
- Chỉnh sửa video ngay trên Youtube.
- Sửa 2 lỗi thường gặp sau khi cài KIS 2010.
- Nhận báo cáo xem thư gửi đi đã đọc hay chưa.
- Khóa gadget cá nhân trong Windows 7.
- Rút gọn link chia sẻ video HD trên Youtube.
- Link download.
Download :
http://www.mediafire.com/?u29f5yv22g7oejg
hvanhtuan

WinRAR 3.93 Final - Chương trình nén và giải nén mạnh mẽ nhất TG.


WinRAR là một trình quản lý lưu trữ mạnh mẽ. Nó có thể sao lưu dữ liệu của bạn và giảm kích cỡ các file đính kèm theo email, giải nén các file RAR, ZIP và các file khác download từ internet và tạo các file lưu trữ ở dạng RAR và ZIP.

Các đặc tính của WinRAR:

- Sử dụng WinRAR làm bạn nổi trội hơn khi có nhu cầu nén file, nó giúp bạn tạo các file lưu trữ nhỏ hơn so với các đối thủ, tiết kiệm lưu lượng đĩa và chi phí chuyển tải.

- WinRAR cung cấp sự hỗ trợ đầy đủ cho các file lưu trữ dạng RAR và ZIP archives và có thể giản nén các file lưu trữ CAB, ARJ, LZH, TAR, GZ, ACE, UUE, BZ2, JAR, ISO, 7Z, Z.

- WinRAR có giao diện tương tác đồ họa tận dụng các menu và chuột cũng như giao diện dòng lệnh.

- WinRAR dễ sử dụng hơn so với các trình lưu trữ khác với chế độ "wizard" đặc biệt cho phép truy cập nhanh đến các chức năng lưu trữ cơ bản thông qua tiến trình hỏi đáp đơn giản. Điều này tránh sự nhầm lẫn ở các bước sử dụng đầu tiên.

- WinRAR cung cấp các lợi ích về sự mã hóa lưu trữ sử dụng AES (Chuẩn mã hóa tiên tiến) với khóa 128 bits.

- WinRAR hỗ trợ các file và các lưu trữ có kích cỡ lên đến 8,589 tỉ gigabytes. Số file lưu trữ với các mục đích thực tế không giới hạn.

- WinRAR cung cấp khả năng tạo file tự trích xuất và các archives đa đĩa

Phục hồi các file ghi và các ổ đĩa cho phép tái tạo ngay cả khi các file lưu trữ bị hư hỏng vật lý.

- Các tính năng của WinRAR được phát triển để làm cho WinRAR là một tiện ích hàng đầu.

Changes in Version 3.93:

Bugs fixed:
a) in WinRAR 3.92 -xd:\path\folder switch could also exclude folders, which path does not match the path specified in the switch and only the folder name is the same as specified;
b) switches -y -or did not work correctly together. Switch -or was ignored in presence of -y.

Home Page : http://www.rarlab.com/

Download


http://hotfile.com/dl/32878732/eb2c958/WinRAR_v3.93_(x86__x64)_Final_by_netkill.zip.html

or

http://www.megaupload.com/?d=U630PGY1

or

http://www.mediafire.com/?txtay07d6goo5z9

Link download file Setup từ trang chủ


Download WinRAR 3.93 Final 32-bit
Download WinRAR 3.93 Final 64-bit

NetKill

5 mẹo sử dụng Utorrent hiệu quả


Utorrent là trình tải file torrent rất nhỏ gọn nhưng lại đầy đủ tính năng và mạnh mẽ không thua kém các công cụ khác.

Những thủ thuật nâng cao hiệu quả Utorrent sẽ giúp bạn làm việc tốt hơn với tác vụ tải file chia sẻ qua mạng.

1.Tắt tính năng DTH:

Đây là một tính năng dành cho mạng public, bởi dùng để leech và seed torrent toàn cầu. Nhưng đối với mạng private thì bạn không nên check vào đây, vì nó sẽ upload một phần dung lượng ra bên ngoài.


Tại giao diện chính, chọn Option, rồi Preferences BitTorrent. Gõ dấu check vào 2 ô là Enable DTH NetworkEnable DTH for new networks rồi OK.

Sau đó trở ra màn hình chính sẽ thấy biểu tượng DTH đã bị disable.


2.Giới hạn số lượng peers muốn upload trong một thời điểm:

Khi muốn chia sẻ một file torrent lên tracker, nhưng đường truyền của bạn không được tốt lắm, với mạng ADSL ở Việt Nam thì trung bình upload tối đa chỉ khoảng 40-50 KB/s. Bạn băn khoăn làm thế nào để upload lên thật nhanh và muốn peer complete sớm nhất để seed cùng bạn. Chỉ cần giới hạn số lượng peer download trong một thời điểm là được.


Vào Option chọn Preferences rồi Bandwith. Bạn để ý vào dòng Number of upload slots per torrent, mặc định con số ở đây là 4, có thể chỉnh lại ở đây là 2 cho phù hợp, rồi bấm OK.

3. Ban IP trong Utorrent:

Trong Utorrent có một tính năng cũng rất độc đáo, đó chính là ban IP (cấm IP), khi bạn chỉ muốn upload cho một hoặc vài người nào đó thôi.

Bước 1: Option tới Preferences rồi Advanced. Cuộn thanh trượt xuống, và tìm đến ipfilter.enable và bật tính năng True lên, rồi bấm OK.


Bước 2: Tìm đến tab Peer, ở đây sẽ hiện ra danh sách IP mà kết nối đến máy bạn, nhưng có những IP ở dưới dạng tên miền, chỉ cần bấm chuột phải rồi chọn Resolve IPslà tất cả chuyển về IP.

Bước 3: Vào Strart chọn Run bấm Notepad.

Ở đây nhập IP mà bạn muốn ban, muốn cấm IP nào thì nhập IP đó vào đây. Rồi save nó lại với tên ipfilter.dat. Sau đó copy file này vào theo đường dẫn profile của user:C:\Documents and Setting\UserName\ApplicationDaTa\Torrent.

Nếu như muốn cấm thêm IP thì sau khi đã thêm IP vào ipfilter.dat, quay trở lại tab Peer rồi bấm vào Reload IPFilter.

4. Set download location:

Khi download xong một file hay download gần xong, nhưng do sự cố Ghost lại máy bạn di chuyển nó qua một thư mục khác. Bây giờ muốn tiếp tục nhưng khi bấm vàoStrart hay Force Strart thì có một dấu check đỏ, chỉ cần chỉ cho nó chỗ file đó mà đã lưu trước đó ở đâu là được.


Trong màn hình chính bấm vào torrent đó, click chuột phải chọn Advanced bấm Set download location rồi chỉ đến thư mục đang chứa file.

5. Quản lý torrent bằng cách sử dụng Label:

Khi bạn tham gia nhiều tracker private lẫn public thì Label dùng để quản lý torrent. Bạn có thể tìm một torrent xem torrent đó là ở private hoặc public, hay là bạn gán nó với trang tracker mà bạn tham gia.

Để tạo Label, click chuột phải lên torrent Label chọn New Label, để dễ quản lý bạn nên kết hợp cả loại Tracker và tên Tracker mà bạn tham gia.

 

Khi đã tạo xong Label rồi, các torrent còn lại chỉ cần add chúng vào Label mà thôi. Còn muốn xóa Label thì click chuột phải lên torrent đó và Label chọn Remove Label.

Theo VnExpress

Advertisement

 

Copyright 2008 All Rights Reserved Revolution Two Church theme by Brian Gardner Converted into Blogger Template by Bloganol dot com