Ẩn / Hiện bài viết khi click vào button


Đây là một ứng dụng từ thủ thuật "Ẩn hiện widget" mà mình đã đăng. Tương tự như thủ thuật đối với widget, mặc định ta sẽ cho bài ẩn đi, và sẽ được hiển thị khi ta click vào button. Và ở thủ thuật này mình chỉ làm ẩn phần body của bài viết mà thôi.

Hình minh họa :

Trước khi click vào button ( Bài 2 )

Sau khi click vào button ( Bài 2 )

 
* Bây giờ ta đi vào thủ thuật :

1. Vào Thiết kế
2. Vào Chỉnh sửa HTML
3. Nhấp chọn Mở rộng mẫu tiện ích
4. Tìm đoạn code như bên dưới:

<b:if cond='data:post.title'>
<h3 class='post-title entry-title'>
<b:if cond='data:post.link'>
<a expr:href='data:post.link'><data:post.title/></a>
<b:else/>
<b:if cond='data:post.url'>
<a expr:href='data:post.url'><data:post.title/></a>
<b:else/>
<data:post.title/>
</b:if>
</b:if>
</h3>
</b:if>

5. Thêm đoạn code in đậm vào như bên dưới:

<b:if cond='data:post.title'>

<b:if cond='data:blog.url == data:blog.homepageUrl'>
<script type='text/javascript'>
//<![CDATA[
if(typeof(rnd) == 'undefined') var rnd = '';
rnd = Math.floor(Math.random()*1000);
rnd = 'id-' + rnd;
document.write('<a href="#" onclick="tmp = document.getElementById(&quot;' + rnd + '&quot;); tmp.style.display = (tmp.style.display == &quot;none&quot;) ? &quot;block&quot; : &quot;none&quot;; return false;" style="float:left;margin-right:5px;">');
//]]>
</script>[&#9660;]
<script type='text/javascript'>
//<![CDATA[
document.write('</a>');
//]]>
</script>
</b:if>


<h3 class='post-title entry-title'>
<b:if cond='data:post.link'>
<a expr:href='data:post.link'><data:post.title/></a>
<b:else/>
<b:if cond='data:post.url'>
<a expr:href='data:post.url'><data:post.title/></a>
<b:else/>
<data:post.title/>
</b:if>
</b:if>
</h3>
</b:if>

6. Tiếp tục xuống dưới tìm đoạn code sau:

<data:post.body/>

7. Vào thay thế nó bằng code bên dưới :

<b:if cond='data:blog.url == data:blog.homepageUrl'>
<script type='text/javascript'>
//<![CDATA[
document.write('<div id="' + rnd + '" style="display:none;">');
//]]>
</script>
<data:post.body/>
<script type='text/javascript'>
//<![CDATA[
document.write('</div>');
//]]>
</script>
<b:else/>
<data:post.body/>
</b:if>

- Lưu ý: đối với các blog có tiện ích "Readmore..." thì các bạn di chuyển code của nó vào sau dòng code <data:post.body/> , giống như bên dưới:

<b:if cond='data:blog.url == data:blog.homepageUrl'>
<script type='text/javascript'>
//<![CDATA[
document.write('<div id="' + rnd + '" style="display:none;">');
//]]>
</script>
<data:post.body/>
{Code của thủ thuật readmore}
<script type='text/javascript'>
//<![CDATA[
document.write('</div>');
//]]>
</script>
<b:else/>
<data:post.body/>
{Code của thủ thuật readmore}
</b:if>

Code của thủ thuật readmore có dạng như bên dưới:

<span class='rmlink'><a expr:href='data:post.url'/>Read more...</span>

8. Save template.

- Lưu ý: thủ thuật này mình chỉ cho phép hiển thị ở trang chủ, nếu các bạn muốn hiển thị thủ thuật này ở tất cả các trang ( trừ bài viết ) thì các bạn thay đổi code như bên dưới:

Đổi dòng code này:

<b:if cond='data:blog.url == data:blog.homepageUrl'>

thành:

<b:if cond='data:blog.pageType != "item"'>

Chúc các bạn thành công

Phan Dũng

5 tiện ích từ các trình ứng dụng Google


Có thể người sử dụng đã quen thuộc với các trình ứng dụng cơ bản của Google: sử dụng Gmail hay upload một số tài liệu trên Google Docs hoặc truy cập các trang Google. Nhưng dù là người mới sử dụng các trình ứng dụng của Google hay đã quen thuộc với các trình ứng dụng này thì cũng nên có cái cái nhìn sâu hơn vào những gì Google đã dành cho khách hàng: Google đã thiết kế các phím tắt và một số mẹo vặt giúp cho việc sử dụng các trình ứng dụng đơn giản và thuận tiện hơn. Dưới đây là 5 trong số các tiện ích đó.

1. Sử dụng các phím tắt trong Gmail

Có khoảng gần 50 phím tắt trong Gmail để giúp người sử dụng tiết kiệm thời gian trong khi đọc, soạn, xóa hoặc lưu email trong hộp thư đến. Những phím này được mặc định tắt trong Gmail, do đó, để sử dụng các phím tắt, người sử dụng truy cập hòm thư Gmail, chọn “Settings” trên thanh navigation phía trên bên phải màn hình. Trong phần “Keyboard shortcuts”, chọn “Keyboard shortcuts on”.

Dưới đây là các phím tắt:

C: Soạn mới email
/: Tìm kiếm
K: Chuyển sang cuộc hội thoại mới
J: Chuyển về cuộc hội thoại cũ
N:Tin nhắn mới
P: Tin nhắn cũ
O: hoặc Enter Mở
U: Về danh sách hội thoại
E: Lưu trữ
S: Đánh dấu star một tin nhắn hoặc hội thoại
!: Thông báo spam
R: Trả lời
F: Chuyển tiếp
Phím Esc: Thoát khỏi vùng đang sử dụng
Ctrl + S: Lưu
#: Xóa
L: Đánh dấu
V: Chuyển đến
Shift + i: Đánh dấu đọc
Shift + u: Đánh dấu chưa đọc
[: Lưu cuộc hội thoại hiện tại và chuyển về cuộc hội thoại trước
]: Lưu cuộc hội thoại hiện tại và chuyển đến cuộc hội thoại tiếp theo
Z: Không thực hiện nữa
Shift + n: Update cuộc hội thoại hiện tại
Q: Chuyển chuột về hộp tìm kiếm chat
Y: Dỡ bỏ cuộc hội thoại hoặc tin nhắn trong Inbox, Starred, Trash, … (trừ trong Spam, Sent hoặc All mail)
.: Hiện thanh thực đơn “More actions”
?: Hiện thanh trợ giúp
Một số phím kết hợp

Tab sau đó Enter: Gửi tin
Y sau đó O: Lưu trữ cuộc hội thoại hiện tại và chuyển đến cuộc hội thoại tiếp
G sau đó A: Chuyển đến “All mail”
G sau đó S: Chuyển đến “Starred”
G sau đó C: Chuyển đến “Contacts”
G sau đó D: Chuyển đến “Drafts”
G sau đó L: Chuyển đến “Label”
G sau đó I: Chuyển đến “Inbox”
G sau đó T: Chuyến đến “Sent email”
* sau đó A: Chọn tất cả email
* sau đó N: Không chọn tất cả email
* sau đó R: Chọn tât cả các email đã đọc
* sau đó U: Chọn tất cả các email chưa đọc
* sau đó S: Chọn tất cả các email đánh dấu starred
* sau đó T: Chọn tất cả các email đánh dấu unstarred

2. Thêm sự kiện vào Google Calendar qua SMS

Nếu người sử dụng đang ở sân bay và quên lịch họp trong Google Calendar thì vẫn có thể dễ dàng thêm sự kiện này thông qua điện thoại di động chỉ với vài bước thực hiện nhanh chóng.
Trước tiên, truy nhập vào Google Calendar và chọn “Settings”, sau đó chọn thanh “Mobile Setup” và điền các thông tin cần thiết vào. Mã xác nhận sẽ được gửi đến điện thoại di động, nhập mã vào và chọn “Finish setup”

Một khi quá trình cái đặt hoàn thành, người sử dụng có thể gửi các sự kiện đến Google calendar qua điện thoại di động bằng cách điền các thông tin chi tiết của sự kiện vào GVENT (Ví dụ: “Ăn tối với John vào lúc 6:30 ngày 16/5). Sau đó, người sử dụng sẽ nhận được tin nhắn xác nhận và sự kiện đó sẽ xuất hiện trên lịch.

3. Ứng dụng với Google Drawings

Google Drawings là trình ứng dụng mới nhất trong số các ứng dụng dựa trên đám mây của Google. Google Drawings giúp người sử dụng lập các biểu đồ, bảng biểu, thiết kế và các lược đồ khác, đặc biệt hữu ích trong trường hợp tạo các biểu thời gian cho một dự án hoặc thậm chí là phác thảo ý tưởng. Để truy nhập Google Drawings, người sử dụng cần đăng nhập vào tài khoản của mình và chọn “Documents”. Sau đó, chọn “Create new” và chọn “Drawing” trên thanh thực đơn.
Ngoài ra, người sử dụng có thể thay đổi các bảng biểu cùng với những người sử dụng khác bằng cách chọn“Share” và mời người sử dụng khác tham gia. Người dùng cũng có thể chat với những người đang sửa các bảng biểu của mình. Hai tính năng này sẽ được hoàn thiện trong tháng 6, còn hiện tại, người sử dụng có thể xem trước các tính năng này nếu truy nhập vào trang Docs setting, chọn “Editing tab” và nhấn “Create new text documents using the latest version of the document editor”.

4. Chuyển file dạng PDF sang file dạng Text

Nếu người sử dụng vừa tải một file dạng PDF và muốn sửa file này, hoặc vừa scan một tài liệu và muốn chuyển tài liệu này sang Google Doc thì hãy sử dụng Google Documents List API. Đây là công cụ sử dụng các đặc điểm nhận dạng quang học để chuyển các file hình ảnh với độ phân giải cao thành các file dạng text có thể edit được.

 

Người sử dụng cần đăng nhập tài khoản Google và vào trang web này. Chọn file cần chuyển từ máy tính và kích vào “Start OCR import”. Lưu ý, file chuyển đổi cần phải có độ phân giải cao (nên là 10 pixel). Kích thước lớn nhất của file là 10MB. Khi đã upload thành công, tài liệu đó sẽ nằm trên Google Docs và người sử dụng có thể thay đổi file này tùy ý. Tùy vào chất lượng của tài liệu mà một số từ có thể sẽ không được chuyển. Những từ này sẽ được đánh dấu màu vàng với dòng chữ “unrecognized text”.

5. Xem các sự kiện trên lịch ở các múi giờ khác nhau

Nếu người sử dụng thường xuyên di chuyển giữa các nơi hoặc có nhiều văn phòng ở các múi giờ khác nhau thì có thể xem lịch trên Google Calendar với các múi giờ khác nhau, do đó loại bỏ được những rắc rối về thời gian trước các cuộc họp.

 

Người sử dụng chọn phần “Settings” trên Google Calendar. Trong mục “Under your current time zone”,chọn thêm một múi giờ nữa. Khi người sử dụng chuyển đến một múi giờ khác, hãy vào lại trang web này và kích vào nút Swap ở bên phải. Tất cả các cuộc họp và lịch hẹn sẽ xuất hiện ở múi giờ hiện tại.

Thúy Liễu (Theo CIO)

Dùng điện thoại di động làm modem kết nối Internet


Chiếc điện thoại di động không chỉ đơn thuần là công cụ “nghe, gọi và nhắn tin” mà ngày càng hỗ trợ đắc lực với nhiều tính năng như nghe nhạc, chụp ảnh, kết nối internet hay xử lý công việc văn phòng.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn “tối ưu hóa” chức năng chiếc di động qua một vài thủ thuật đơn giản để biến đổi "dế" thành modem internet cho máy tính. Bạn không cần phải sở hữu một chiếc điện thoại đắt tiền, với đầy đủ tính năng hỗ trợ, yêu cầu chỉ đơn giản bao gồm:

* Một chiếc điện thoại hỗ trợ GPRS và JAVA (Cấu hình cài đặt GPRS mỗi nhà mạng khác nhau, bạn có thể liên hệ với nhà mạng để có những thông tin chi tiết…)

* Phần mềm PC Suite của hãng điện thoại đó (Nokia, Sony Ericsson…)

* Cáp USB kết nối điện thoại với máy tính

Sau đây sẽ là hướng dẫn cài đặt dành cho điện thoại Nokia 3610.

Bước 1: Bạn cần cài đặt phần mềm PC Suite cho máy tính

• Phần mềm PC Suite tương thích với các Hệ điều hành Windows XP, Windows Vista, Windows 7

• PC Suite hỗ trợ cả hai gói ngôn ngữ (Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh)

Bạn truy cập vào đây để tìm và tải về bản tương thích cho điện thoại và máy tính của mình.

Quá trình cài đặt chỉ mất khoảng vài phút, tùy vào cấu hình máy tính bạn đang sử dụng.

Bước 2: Sau khi đã cài đặt xong chương trình PC Suite, bạn nhắp chuột vào biểu tượng PC Suite trên màn hình, hoặc Start -> Programs -> Nokia PC Suite -> Nokia PC Suite

Bạn nhắp chuột chọn kiểu kết nối giữa điện thoại và máy tính.

Sau khi PC Suite tiến hành quá trình tìm kiếm điện thoại được kết nối với máy tính, bạn tiếp tục bước tiếp theo.

Bạn nhắp chuột trái vào biểu tượng Kết nối đến internet.

Cửa sổ One Touch Access hiện ra. Bạn nhắp chuột trái chọn “modem/điện thoại” để kết nối internet.

Bạn nhắp chuột trái vào ô thiết lập cấu hình “bằng tay” cho kết nối internet.

Bạn nhập các thông số cho cấu hình kết nối mạng vào các khung. Sau khi hoàn tất nhắp chuột để quay trở lại giao diện One Touch Access

Cấu hình kết nối các nhà mạng

1. Mobifone:

a. Điểm truy cập: m-wap
b. Tên sử dụng: mms
c. Mật mã: mms

2. Vinaphone:

a. Điểm truy cập: m3-world
b. Tên sử dụng: mms
c. Mật mã: mms

3. Viettel: chỉ cần nhập Điểm truy cập

a. Điểm truy cập: v-internet hoặc v-wap

Sau khi hoàn tất việc thiết lập cấu hình, nhắp chuột vào biểu tượng kết nối.

Chương trình khởi động quá trình kết nối với điện thoại.

Hoàn tất quá trình, máy tính đã kết nối với “modem – điện thoại” thành công. Việc truy cập internet bây giờ trở nên rất thuận lợi

Theo Tuổi trẻ

Bảo mật các dịch vụ mạng Mac


Mac, với những ưu thế vượt trội nhờ xây dựng trên nền tảng UNIX, là một hệ thống an toàn hơn Windows. Rất nhiều virus, spyware, malware và các lỗ hổng mạng gây ra "bệnh dịch" cho các máy tính Windows đều tỏ ra bất lực trước Mac, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là Mac không can dự vì đến các mối de dọa này. Đây là một số cách thực hiện để bảo vệ cho Mac được an toàn bên trong các môi trường doanh nghiệp.

Chia sẻ file an toàn

Rất ít dịch vụ mạng được kích hoạt mặc định trên các máy Mac. Những dịch vụ được kích hoạt tự động thường được yêu cầu cho việc kết nối mạng. Điều đó có nghĩa rằng các hệ thống Mac đáp trả một số ít các yêu cầu đến từ các máy tính bên ngoài, điều này giúp nó tăng được sự bảo mật.

Khi các quản trị viên doanh nghiệp triển khai các máy Mac, các file cần được chia sẻ từ một số máy chủ tập trung nào đó. Việc thiết lập ra các máy chủ tập trung cho phép tận dụng được ưu thế của các nhóm, các chính sách và các phương pháp truyền thống khác để bảo vệ sự truy cập file trong mạng được an toàn.

Trong các trường hợp mà ở đó các file cần được chia sẻ từ các máy Mac riêng lẻ, dù sử dụng AFP, FTP hay SMB, bạn cần phải cấu hình các hệ thống để yêu cầu thẩm định người dùng. Anonymous FTP mặc định bị vô hiệu hóa trên các máy Mac; bạn không nên đảo ngược thiết lập này. Thêm vào đó sự truy cập khách cũng nên được vô hiệu hóa từ bên trong các Account preference.

Cần nhớ rằng, khi tính năng chia sẻ file được kích hoạt, người dùng quản trị có thể mount (gắn) từ xa bất cứ phân vùng hoặc ổ đĩa nào và cả người dùng quản trị và người dùng chuẩn đều có thể truy cập các thư mục ở nhà của họ từ xa. Các thư mục công sẽ tự động được chia sẻ khi có người dùng quản trị hoặc chuẩn mới được thêm vào.

Trừ khi có một lý do thuyết phụ nào đó, bằng không các quản trị viên doanh nghiệp nên vô hiệu hóa các thiết lập mặc định này bên trong Sharing preferences hoặc cửa sổ Get Info của Finder để tăng độ bảo mật. Tùy chỉnh việc chia sẻ file thông qua cửa sổ Finder bên trong vùng Sharing & Permissions của nó, cho phép tinh chỉnh bổ sung bất cứ chia sẻ file nào được kích hoạt trên Mac.

Chia sẻ màn hình an toàn

Các máy Mac gồm có các tính năng chia sẻ màn hình được thiết kế để hỗ trợ cho việc khắc phục sự cố các máy khách từ xa. Tính năng này sử dụng một hình thức mã hóa của giao thức Virtual Network Computing (VNC). Vì tính năng sẽ kích hoạt việc xem và điều khiển từ xa máy Mac, do đó bạn cần quan tâm để bảo đảm vấn đề bảo mật mạng. Dịch vụ, khi được kích hoạt bên trong giao diện System Preferences Sharing, sẽ lắng nghe lưu lượng UDP và TCP trên cổng 5900.

Khi kích hoạt tính năng chia sẻ màn hình, hoặc khi các quản trị viên doanh nghiệp mua các đăng ký quản lý từ xa Apple Remote Desktop (ARD), dịch vụ sẽ được kích hoạt. Mặc định, tất cả người dùng không phải là khách đều được phép truy cập vào dịch vụ. Do đó tốt nhất là các bạn nên hạn chế các điều khoản chia sẻ, sau đó chỉ cho phép trên các hệ thống mà ở đó bắt buộc tính năng này (nên vô hiệu hóa nó trên các hệ thống khi có thể để thắt chặt hơn vấn đề bảo mật). Khi dịch vụ cần phải được kích hoạt, quản trị viên cần chỉ rõ người dùng nào sẽ được phép truy cập tính năng chia sẻ màn hình.

Bên trong giao diện Screen Sharing, chọn nút Allow Access For để hạn chế sự truy cập chia sẻ màn hình với một số người dùng có trong danh sách của bạn. Liệt ra những tài khoản người dùng nào xác thực có thể thực hiện các hoạt động hỗ trợ và quản lý từ xa.

Mac firewall

Nhiều quản trị viên doanh nghiệp triển khai các tường lửa vững chắc ở vành đai mạng. Mặc dù vậy các router phần cứng bảo vệ các mạng bên trong không hết sức dễ dùng tí nào. Khi bước đầu tiên được yêu cầu, chúng chỉ bảo vệ các hệ thống phía bên kia sau tường ở mức độ vừa phải, cũng không có tường lửa gateway bảo vệ hệ thống máy khách khi hệ thống đó hoạt động bên ngoài bởi các nhân viên lưu động. Đó là lý do tại sao các quản trị viên doanh nghiệp nên xem xét việc phát huy ưu thế của tường lửa ứng dụng của Mac.

Tường lửa ứng dụng cá nhân của Mac OS X Snow Leopard có thể phát huy ưu thế các rule và cho phép/vô hiệu hóa “động” lưu lượng để bảo vệ các dịch vụ mạng tốt hơn. Nó cho phép các kết nối mạng dựa trên các yêu cầu dịch vụ và ứng dụng, không cứ các cổng tĩnh chuẩn, vì vậy bảo vệ tốt hơn các hệ thống di động so với các thiết bị phần cứng không phải lúc nào cũng có mặt. Vì tường lửa hoạt động “động”, do đó nó sẽ cải thiện được vấn đề bảo mật.

Xem xét thêm chương trình IM. Khi người dùng đăng nhập và iChat được mở, tường lửa ứng dụng cá nhân sẽ cho phép các cổng cần thiết cho hoạt động của ứng dụng. Tuy nhiên khi họ đóng ứng dụng (hoặc các dịch vụ khác, khi đăng xuất), tường lửa Mac sẽ đóng các cổng đó, vì vậy sẽ thắt chặt vấn đề bảo mật.

Tường lửa của Mac được kích hoạt từ bên trong giao diện System Preferences Security. Kích tab Firewall sẽ mở giao diện tường lửa. Việc ghi chép luôn được kích hoạt. Các thông tin ghi lại sẽ được lưu bên trong file /private/var/log/appfirewall.log. Ngoài ra, tường lửa có thể được tùy chỉnh. Sử dụng nút Advanced, bạn có thể kiểm tra các dịch vụ tích cực và điều chỉnh các dịch vụ nào đó.

Văn Linh (Theo Techrepublic)

Portable Total Video Converter 3.71.100812 - Chuyển đổi Media toàn diện


E.M. Total Video Converter là giải pháp toàn diện cho việc chuyển đổi phim, hỗ trợ đọc/chơi/chuyển đổi nhiều định dạng phim và nhạc. E.M. Total Video Converter sử dụng cơ chế chuyển đổi đa phương tiện mạnh mẽ tích hợp nhờ đó bạn có thể chuyển đổi các tập tin đa phương tiện với tốc độ cực nhanh.

Với phiên bản 3.61 nhiều cải tiến vượt trội, hỗ trợ bạn chuyển đổi và ghi các định dạng phim chất lượng cao AVCHD (*.mts, *.m2ts, *.ts), chơi trên PS3 và Blu-ray.

Hỗ trợ đặt biệt cho các định dạng HD bao gồm: H.264 TS, Mpeg-2 TS, WMV-HD, MKV-HD, DivX-HD, Divx-HD, MOV-HD, FLV-HD and MP4-HD.

Các tính năng chính của Total Video Converter :

* Chuyển đổi mọi định dạng phim sang định dạng phim/nhạc cho di động, PDA, PSP, iPod (mp4, 3gp, xvid, divx mpeg4 avi, amr audio
* Tạo trình diễn ảnh từ các bức ảnh và nhạc với hơn 300 hiệu ứng chuyển tuyệt đẹp
* Tính tương thích và hiệu quả cao khi nhập các phim/nhạc RMVB/RM
* Chuyển đổi nhiều định dạng phim sang MPEG, tương thích với các đầu DVD/SVCD/VCD chuẩn
* Ghi phim chuyển đổi ra DVD/SVCD/VCD;
* Trích xuất DVD sang các định dạng phim thông dụng
* Trích xuất âm thanh từ nhiều định dạng phim và chuyển đổi mọi định dạng âm thanh (mp3, ac3, ogg, wav, aac);
* Trích xuất CD sang mọi định dạng âm thanh trực tiếp
* Hỗ trợ dòng lệnh
* Kết hợp nhiều tập tin phim/nhạc vào một tập tin phim duy nhất
* Phân tách hay trích xuất phim/nhạc
* Phân tách phim/nhạc vào một tập tin
* Trích xuất và giải mã âm thanh Flv Nelly Mosser

Total Video Converter hỗ trợ tạo các định dạng sau :

Phim :

* Chuyển đổi sang MPEG4(.mp4)
* Chuyển đổi sang 3gp(.3gp, 3g2)
* Chuyển đổi sang Game Psp (.psp)
* Chuyển đổi sang MPEG1 (.mpg, mpeg)
* Chuyển đổi sang NTSC, PAL DVD mpeg và ghi ra DVD
* Chuyển đổi sang NTSC, PAL SVCD mpeg và ghi ra SVCD
* Chuyển đổi sang NTSC, PAL VCD mpeg và ghi ra VCD
* Chuyển đổi sang Ms Mpeg4 AVI (.avi)
* Chuyển đổi sang Divx AVI (.avi)
* Chuyển đổi sang Xvid AVI (.avi)
* Chuyển đổi sang H264 AVI (.avi)
* Chuyển đổi sang Mjpeg AVI (.avi)
* Chuyển đổi sang HuffYUV AVI (.avi)
* Chuyển đổi sang Swf Video (.swf)
* Chuyển đổi sang Flv Video (.flv)
* Chuyển đổi sang Gif Animation (.gif)
* Chuyển đổi sang Mpeg4 Mov (.mov)
* Chuyển đổi sang Apple Quicktime (.mov)
* Chuyển đổi sang DV (.dv)
* Chuyển đổi sang WMV (.wmv)
* Chuyển đổi sang HD Mpeg TS (.ts)
* Chuyển đổi sang ASF (.asf)

Nhạc :

* Chuyển đổi sang MPEG audio(.mp3, mp2)
* Chuyển đổi sang Ms WAV (.wav)
* Chuyển đổi sang Ms WMA (.wma)
* Chuyển đổi sang OGG (.ogg)
* Chuyển đổi sang Amr audio (.amr)
* Chuyển đổi sang AC3 (.ac3)
* Chuyển đổi sang SUN AU (.au)
* Chuyển đổi sang m4a (mp4 audio)
* Chuyển đổi sang aac (aac audio)
* Chuyển đổi sang mmf (mmf audio)
* Chuyển đổi sang Flac (flac audio)

Home Page

http://www.effectmatrix.com/total-video-converter/

Download :

http://www.mediafire.com/?tusiinlfk6u67t8

Thế Hải

Khắc phục sự cố mạng không dây – Phần 2


6. Nếu máy khách của bạn vẫn không thể kết nối, mặc dù đã nhận địa chỉ IP hợp lệ hoặc đã ping được router của bạn, thì đây là thời điểm bạn cần tìm kiếm các vấn đề cụ thể khác.

>> Khắc phục sự cố mạng không dây – Phần 1

Router và máy khách phải sử dụng các chuẩn 802.11 tương thích. Bảng các chuẩn tương thích được cho bên dưới.

Client vs. Router 11g 11g 11g 11a+g 11n (single band) 11n (dual band)
11b  
11a      
11g  
11a+g
11n (single band)  
11n (dual band)

Cho ví dụ, nếu bạn có một máy khách 802.11a, nó có thể được kết nối với router 802.11a, 802.11a+g, hoặc 802.11n (dual band). Mặc dù vậy, một máy khách 802.11a không thể sử dụng với router 802.11b, 802.11g, hoặc 802.11n (single band).

- Để xác định xem sản phẩm của bạn hỗ trợ chuẩn nào, tìm kiếm các logo nhận thực Wi-Fi trên hộp hoặc trong hướng dẫn sử dụng, hoặc tìm kiếm các sản phẩm nhận thực Wi-Fi tại Wi-Fi Alliance website: http://www.wi-fi.org/search_products.php. Với các sản phẩn 802.11n, kích "View Wi-Fi certifications" để xác định sự hỗ trợ về băng tần.

 
Hình 6.1. Kiểm tra khả năng tương thích của adapter và router Wi-Fi

Khi đã xác nhận rằng router và adapter máy khách của bạn là tương thích với nhau, hãy so sánh các thiết lập không dây của router với các tham số kết nối của máy khách.

- Nếu các máy khách là 11b, bạn phải kích hoạt "b protection" trên router 11g hoặc 11n của mình (đôi khi còn được gọi là Mixed Mode)

- Nếu các kết nối máy khách non-11n thất bại, hãy bảo đảm rằng router của bạn không được thiết lập ở chế độ hoạt động “N-only” (đôi khi được gọi là Greenfield Mode).

- Nếu các kết nối máy khách 11b, 11g, và 11n (single band) thất bại, bảo đảm rằng bạn không thiết lập router 11n (dual band) ở chế độ 5 GHz hoặc 40 MHz channels.

- Nếu các kết nối máy khách 11a thất bại, hãy bảo đảm bạn không thiết lập router 11n (dual band) của mình ở chế độ 2.4 GHz hoặc 40 MHz channels.

- Nếu mạng của bạn có các máy khách trong cả hai băng tần, hãy bảo đảm rằng router 11n của bạn đang hỗ trợ chế độ lưỡng băng tần (dual band).

- Nếu router và máy khách tương thích với nhau nhưng SSID của router không xuất hiện trong danh sách Available Networks của máy khách, hãy kích hoạt "SSID broadcast".

- Mặc dù việc vô hiệu hóa "SSID broadcast" là không được khuyến khích, nhưng các WLAN có thể làm việc theo cách này nếu cá máy khách được cấu hình với SSID của router. Trong Windows 7, sử dụng Manage Wireless Networks để thêm vào một Network Profile. Nhập SSID của router vào Network Name, thiết lập các tham số bảo mật (xem bước 7) và tích chọn "Connect even if this network is not broadcasting". Cần biết rằng một số máy khách (đặc biệt một số thiết bị điện tử dân dụng) không hỗ trợ tùy chọn này.

 
Hình 6.2: Cấu hình các thiết lập không dây tương thích trên router

7. Nếu máy khách không dây có khả năng tương thích và router có thể “nghe” được nhau nhưng vẫn không thể kết nối hoặc trao đổi lưu lượng, hãy tìm kiếm lỗi kiểu bảo mật.

Máy khách phải hỗ trợ chế độ bảo mật được yêu cầu bởi router: Open, WEP, WPA, hoặc WPA2. Trừ khi WLAN ở chế độ Open (chế độ không an toàn), router và máy khách phải được cấu hình với các khóa giống nhau để mã hóa lưu lượng giữa chúng. So sánh các thiết lập bảo mật WLAN của router với thuộc tính kết nối không dây của máy khách và cố gắng khớp chúng.

- Để xem và cấu hình các tham số bảo mật của máy khách:

  • Trên Windows 7, chọn tên mạng từ Manage Wireless Networks, mở Properties và chọn tab Security.
  • Trên Windows XP, chọn kết nối từ Network Connections, mở Properties, chọn tab Wireless Networks, chọn tên mạng từ danh sách Preferred Networks và kích Properties.

- Nếu router của bạn sử dụng WEP, thiết lập mã hóa của máy khách là WEP và khớp kiểu nhận thực của router (mở hoặc chia sẻ). Copy khóa WEP đầu tiên của router vào máy khách, dịch từ định dạng ASCII dsang hex nếu cần.

- Nếu router của bạn sử dụng chế độ mã hóa WPA-Personal, hãy thiết lập nhận thực cho máy khách là WPA-Personal (hãy cũng được biết đến là WPA-PSK) và khớp kiểu mã hóa của router (thường là TKIP). Sử dụng mật khẩu của router làm khóa mạng của máy khách.

- Nếu router sử dụng WPA2-Personal, hãy thiết lập nhận thực là WPA2-Personal (WPA2-PSK) và khớp kiểu mã hóa của router (thường là AES). Sử dụng mật khẩu của router làm khóa mạng của máy khách.

- Nếu router sử dụng WPA hoặc WPA2-Personal và hỗ trợ Wi-Fi Protected Setup (WPS), bạn có thể tự động cấu hình các thiết lập bảo mật của máy khách.

- Nếu router sử dụng WPA hoặc WPA2-Enterprise, thiết lập nhận thực của máy khách là WPA hoặc WPA2 một cách tương ứng, khớp kiểu mã hóa của router và tiếp tục cài đặt 802.1X trong bước 8.

- Nếu tất cả máy khách của bạn đều có thể hỗ trợ WPA2/AES, hãy cấu hình router của bạn ở chế độ WPA2/AES; cách thức này sẽ cải thiện được độ bảo mật và cho phép tốc độ 11n lớn hơn 54 Mbps. Mặc dù vậy, nếu bạn có các máy khách WPA/TKIP-only cũ, các kết nối của chúng sẽ thất bại trừ khi router của bạn được cấu hình để chấp nhận cả WPA/TKIP và WPA2/AES.

 Hình 7: So khớp các thiết lập bảo mật của máy khách và router

8. Bảo đảm RADIUS làm việc.

WPA và WPA2-Enterprise sẽ ghi máy khách vào mạng và phân phối các khóa mã hóa bằng RADIUS server có tính năng 802.1X. Ngược lại, hãy thực hiện theo các bước sau:

- Cấu hình lại router và máy chủ của mình với cổng RADIUS hợp lệ.

- Cấu hình lại RADIUS server để chấp nhận các yêu cầu từ IP của router.

- Từ router của mình, ping IP của RADIUS server để kiểm tra khả năng reach của mạng.

- Xem bộ đến gói dữ liệu của router để thẩm định rằng RADIUS đang được gửi.

- Sử dụng LAN analyzer (chẳng hạn như Wireshark) để capture các lưu lượng được trao đổi giữa router và máy chủ, mục đích xem các gói RADIUS Access-Reject.

- Trên máy khách Windows, nhập "netsh ras set tracing * enabled" để ghi các nội dung gỡ rối 802.1X vào file Wzctrace.log.

 
Hình 8: Bảo đảm RADIUS đang làm việc

9. Nếu RADIUS làm việc nhưng các yêu cầu truy cập của máy khách bị từ chối, hãy chuyển sang tìm kiếm vấn đề với 802.1X Extensible Authentication Protocol (EAP) hoặc đăng nhập người dùng.

Máy khách của bạn phải hỗ trợ một trong các kiểu EAP được yêu cầu bởi RADIUS server và phải cung cấp một đăng nhập hợp lệ và password/thẻ/chứng chỉ hoặc kiểu chứng chỉ nào đó. Kiểm tra các thiết lập bảo mật của máy khách có liên quan với tên mạng của bạn, bắt đầu với panel Security (Windows 7) hoặc Authentication (Windows XP) được giới thiệu trong bước 7.

- Nếu máy chủ của bạn yêu cầu EAP-TLS, hãy chọn "Smart Card or other Certificate" và kích "Settings" để tiếp tục.

- Nếu máy chủ của bạn yêu cầu PEAP, hãy chọn "Protected EAP" và kích "Settings".

- Nếu máy chủ của bạn yêu cầu EAP-TTLS, hãy cài đặt chương trình 802.1X Supplicant của bên thứ ba nào đó, chẳng hạn như Juniper OAC hoặc Cisco SSC trên máy khách và thực hiện theo các hướng dẫn cài đặt của chương trình đó.

- Bảo đảm thuộc tính EAP của máy khách và máy chủ khớp nhau, gồm có chứng chỉ máy chủ Trusted Root Authority, tên miền máy chủ (tùy chọn), và phương pháp nhận thực được tạo đường hầm (chẳng hạn như EAP-MSCHAPv2).

- Nếu bạn được nhắc nhở để chấp nhận chứng chỉ máy chủ tại thời điểm kết nối, hãy kiểm tra chứng chỉ một cách cẩn thận, thẩm định lại đơn vị phát hành và sự nhận dạng. Không bao giờ add các chứng chỉ nghi ngờ vào root tin cậy hoặc danh sách máy chủ của bạn.

- Nếu vấn đề EAP-TLS vẫn tồn tại, hãy sử dụng Internet Explorer để tranh tra chứng chỉ của máy khách và bảo đảm rằng chứng chỉ là hợp lệ (chẳng hạn như không bị hết hạn).

- Nếu các vấn đề PEAP vẫn tồn tại, sử dụng nút CHAP Configure để ngăn chặn các đăng nhập tự động của Windows và nhập vào username và password hợp lệ khi được nhắc nhở.

- Nếu vẫn chưa khắc phục được vấn đề, cần tham khảo các tài liệu 802.1X của RADIUS server về cấu hình EAP và những mẹo gỡ rối. Trên Windows 7, bạn có thể kích nút Advanced Settings trên tab Security để cấu hình các tùy chọn giống như đăng nhập một lần, máy tính với nhận thực người dùng, và roaming nhanh.

 
Hình 9: Thẩm định các thiết lập 802.1X/EAP của máy khách

10. Nếu máy khách không dây của bạn vẫn không thể kết nối hoặc luôn kết nối với một tốc độ dữ liệu rất thấp, khi đó bạn có thể đang bị lỗi kiểu tham số 802.11n.

Để khắc phục hiện tượng này, bạn có thể thực hiện như sau:

- Nếu router 802.11n (single band hoặc dual band) được cấu hình để sử dụng kênh 40-MHz, hãy cấu hình lại router để sử dụng các kênh 20 MHz. Nhiều máy khách không hỗ trợ các kênh 40 MHz, đặc biệt là các máy khách non-11n (dual band).

- Nếu router 802.11n (single band hoặc dual band) được cấu hình để tự động chọn kênh có sẵn trong băng tần 2.4 GHz, hãy tạm thời cấu hình lại router để sử dụng kênh 1, 6 hoặc 11 để tránh hiện tượng xuyên nhiễu giữa các kênh hoặc thường xuyên thay đổi kênh.

- Nếu router 802.11n (dual band) được cấu hình để sử dụng Dynamic Frequency Selection (DFS) trong băng tần 5 GHz, hãy tạm thời cấu hình lại router để sử dụng kênh 36, 40, 44 hoặc các máy khách 48. 11n, 11a+g và 11a hỗ trợ các kênh trong băng tần 5 GHz có thể khác; các kênh thấp hơn thường được sử dụng nhiều hơn.

- Nếu router 802.11n (dual band) được cấu hình để sử dụng Band Steering và các máy khách dual band đang gặp phải vấn đề mất kết nối một cách thường xuyên, hãy thử vô hiệu hóa tùy chọn đó.

- Nếu máy khách luôn kết nối ở một tốc độ thấp hơn mong đợi, hãy kiểm tra cấu hình của router. Tốc độ lớn nhất của 802.11n phụ thuộc vào anten và các tùy chọn:

  • Router 2x2 sử dụng các kênh 20 MHz có thể cho tốc độ lên đến 144 Mbps (MCS 15). Router không có Short Guard Interval (SGI) chỉ cho tốc độ dừng lại ở 130 Mbps.
  • Router 2x2 sử dụng các kênh 40 MHz có thể đạt tới tốc độ 300 Mbps (MCS 15). Router không SGI chỉ dừng lại ở tốc độ 270 Mbps.
  • Router 3x3 sử dụng các kênh 40 MHz có thể đạt đến tốc độ 450 Mbps (MCS 23).
  • Máy khách 1x1 sử dụng các kênh 40 MHz có thể đạt đến tốc độ 150 Mbps (MCS 7).
  • Tất cả máy khách 11n đều bị hạn chế ở tốc độ 54 Mbps khi sử dụng bảo mật WEP hoặc WPA.
  • Tốc độ lớn nhất có thể sẽ thay đổi bởi các router và các thiết lập máy khách khác (chẳng hạn như việc tăng độ rộng kênh, cho phép SGI). Mặc dù vậy, nếu các tùy chọn không có đủ ở cả hai đầu, tốc độ lớn nhất có thể sẽ phản ánh khả năng tối thiểu của thiết bị (thường là máy khách).

- Điều chỉnh tốc độ tự động thường là tốt nhất, tuy nhiên các kết nối yếu đôi khi có thể được cải thiện bằng cách giảm tốc độ lớn nhất của router. Ngược lại, thông lượng kết nối mạnh thường được cải thiện bằng cách vô hiệu hóa các tốc độ chậm hơn. Tuy nhiên cần lưu ý một điều rằng: Việc loại trừ các tốc độ thấp có thể hủy kết nối các máy khách ở xa hoặc cũ, trong khi đó việc loại trừ tốc độ cao lại đòi hỏi phải có khoảng cách đến các khách gần hơn hoặc có các máy khách mới hơn.

 
Hình 10 a,b: Chọn tốc độ và các tùy chọn dữ liệu cho router

11. Cuối cùng, nếu máy khách không dây của bạn kết nối và ping thành công nhưng đôi khi vẫn xuất hiện các vấn đề kết nối mạng (chẳng hạn như một số ping làm việc, một số thất bại), bạn có thể đang gặp phải vấn đề về cường độ tín hiệu, nhiễu vô tuyến hoặc sự hủy kết nối bị gây ra bởi việc AP roaming. 

Văn Linh (Theo Techtarget)

Di chuyển Form comment lên trên , trước phần Comment Blocks


Thủ thuật sẽ di chuyển form comment lên trước phần comment block (tức là đưa form comment lên trên cùng thay vì nằm ở dưới cùng ). Thực ra yêu cầu chuyển form comment lên trên cũng đơn giản, ở đây chỉ đơn thuần là ta thay đổi bố cục cho blog.

Các bạn xem hình minh họa:

Trước khi thực hiện

Sau khi thực hiện


* Bây giờ ta bắt đầu:

1. Vào Thiết kế
2. Vào Chỉnh sửa HTML
3. Nhấp chọn Mở rộng mẫu tiện ích
4. Tìm đoạn code bên dưới (hoặc tương tự) - đoạn code này chính là đoạn code để hiển thị form comment:

<p class='comment-footer'>
<b:if cond='data:post.embedCommentForm'>
<b:if cond='data:post.allowNewComments'>
<b:include data='post' name='comment-form'/>
<b:else/>
<data:post.noNewCommentsText/>
</b:if>
<b:else/>
<b:if cond='data:post.allowComments'>
<a expr:href='data:post.addCommentUrl' expr:onclick='data:post.addCommentOnclick'><data:postCommentMsg/></a>
</b:if>
</b:if>
</p>

5. Di chuyển tất cả code ( in đậm ) bên trong thẻ <p class='comment-footer'> ... </p> ( mà ta tìm được ở bước 4 ) vào ngay sau đoạn code bên dưới:

<b:includable id='comments' var='post'>
<div class='comments' id='comments'>
<a name='comments'/>
<b:if cond='data:post.allowComments'>
<h4>
<b:if cond='data:post.numComments == 1'>
1 <data:commentLabel/>:
<b:else/>
<data:post.numComments/> <data:commentLabelPlural/>:
</b:if>
</h4>

6. Save template.

- Chú ý: các code của các tempalte khác nhau sẽ khác nhau, nhưng nếu các bạn dùng template từ bộ template mà blogger cung cấp thì các code tương tự nhau. Nếu dùng các mẫu template khác thì code có lẽ sẽ khác đôi chút.

Chúc các bạn thành công.

Phan Dũng

Advertisement

 

Copyright 2008 All Rights Reserved Revolution Two Church theme by Brian Gardner Converted into Blogger Template by Bloganol dot com