Hướng dẫn toàn diện về bảo mật Windows 7 – Phần 3


Nếu muốn thiết lập cục bộ hành động thẩm định cho một sự kiện nào đó (chẳng hạn như sự kiện đăng nhập và đăng xuất), bạn có thể chỉ định hành động đó trong cửa sổ Local Security Policy (hình 4). Trong Control Panel, bạn có thể vào Administrative Tools applet để tìm Local Security Policy editor, hoặc tìm kiếm nó trong Start menu. Khi Windows 7 được sử dụng với Active Directory, bạn có thể sử dụng Group Policy, một dịch vụ mạnh cho phép bạn tùy chỉnh, quản lý và triển khai các thiết lập cũng như sự ưu tiên trong triển khai phần mềm một cách dễ dàng, tuy nhiên bạn cần kết nối Windows 7 với miền tích cực và quản lý nó đúng cách.

>> Hướng dẫn toàn diện về bảo mật Windows 7 – Phần 2 
>> Hướng dẫn toàn diện về bảo mật Windows 7 – Phần 1

Nếu cần cấu hình bảo mật theo chính sách thì đây là cách làm đơn giản nhất. Tuy nhiên ngoài ra bạn cũng có thể thấy nhiều công cụ cần thiết cho việc cấu hình bảo mật trong Control Panel hoặc trong MMC mà bạn thiết kế và triển khai. Microsoft Security Center (Windows Vista, XP) đã được sử dụng để tập trung hầu hết các chức năng bảo mật trước đây. Đây là thứ được thay thế bằng Action Center, và các hành động bảo mật hiện dễ tìm hơn nhiều, được quan sát và được chọn dựa trên sự cho phép của bạn. Cho ví dụ, như thể hiện trong Start menu (hình 3), hành động ‘Check security status’ khi được chọn sẽ tạo một danh sách các cấu hình bảo mật mà Windows 7 khuyến khích, chẳng hạn như nâng cấp hệ thống, hay một chương trình như antivirus (AV). Khi được chọn, bạn sẽ được gửi đến Action Center để bạn biết thêm các vấn đề cần quan tâm.

 
Hình 5: Cấu hình các hành động bảo mật và các tùy chọn trong Control Panel

Mẹo: Hình 5 hiển thị các hành động có trong Control Panel mà bạn có thể lựa chọn. Nếu kích Start menu, đánh “security” và kích liên kết Control Panel, bạn sẽ nhận được một danh sách các hành động và cấu hình bảo mật, đây là danh sách bạn có thể tùy chỉnh ngay lập tức với các tùy chọn dễ tìm và dễ truy cập.

Khi ở trong Action Center (hoặc nếu đang xem danh sách các hành động), bạn có thể chuyển xuống phần dưới danh sách và cấu hình những gì phù hợp với mình. Đây là những giới thiệu vắn tắt về các tùy chọn có thể được cấu hình trong danh sách của Action Center:

  • Action Center – Action Center thay thế cho Security Center. Action Center là nơi bạn có thể chỉ định các hành động mà hệ điều hành có thể thực hiện. Với sự cho phép của bạn, các hành động có thể diễn ra. Ở đây bạn sẽ được thông báo rằng chưa thực hiện nâng cấp phần mềm Antivirus (ví dụ như vậy). Bạn có thể truy cập vào thành phần trung tâm để thực hiện các hành động có liên quan đến bảo mật cần thiết.
  • Internet Options – Duyệt web với bất cứ hình thức nào cũng đều mở cửa cho các rủi ro Internet. Nếu sử dụng máy chủ proxy, sử dụng hành động lọc và kiểm tra web, cập nhật các bản vá lỗi mới nhất cho hệ điều hành, bạn vẫn có thể rơi vào tình huống mà ở đó bảo mật của bạn bị thỏa hiệp. Bên trong Internet Options Control Panel applet, bạn có thể chỉ định các vùng an toàn, chỉ cho phép các URL nào đó được phép truy cập, triển khai các thiết lập bảo mật nâng cao trong tab Advanced và,... Bản thân trình duyệt cũng có tính năng lọc Phishing để ngăn chặn các tấn công Phishing và các tùy chọn cấu hình khác chẳng hạn như InPrivate Browsing, tính năng ngăn chặn việc lưu lại các thông tin cá nhân của ban sau khi duyệt web, đặc biệt hữu dụng khi sử dụng một máy tính dùng chung.
  • Windows Firewall – Giống như bất cứ phần mềm nào hoặc tường lửa phần cứng nào, Windows Firewall có thể làm chệch hướng các tấn công cơ bản và có thể được cấu hình ở “mức tinh hơn” đạt mức kiểm soát cao cho những gì vào ra khỏi hệ thống máy tính của bạn khi kết nối với một mạng public hay private. Bằng cách vào Control Panel và chọn Windows Firewall, bạn có thể truy cập đến hầu hết các thiết lập cấu hình của tường lửa. Có thể kích liên kết Advanced settings trong hộp thoại để truy cập Firewall with Advanced Settings và các tùy chọn cấu hình. Với Windows 7, bạn còn có thể triển khai nhiều chính sách tường lửa đồng thời và sử dụng thứ bậc miền mới để cấu hình và quản lý tường lửa Windows dễ dàng hơn.
  • Personalization – Tùy chọn Personalization là nơi bạn có thể thay đổi diện mạo bề ngoài của Windows, tuy nhiên nó cũng là nơi bạn cấu hình mật khẩu screensaver nếu muốn. Nếu chạy Windows 7 trong doanh nghiệp, người dùng nên biết cách khóa các máy trạm làm việc của họ bất cứ khi nào họ rời bàn làm việc hoặc sử dụng một thiết lập chính sách để thực hiện việc đó một cách tự động sau một khoảng thời gian không hoạt động nào đó, mặc dù vậy nếu quên, bộ bảo vệ màn hình đã được cấu hình sẽ yêu cầu đăng nhập lại có thể khá hữu dụng. Tại nhà, đây sẽ là tuyến phòng chống nếu bạn rời hệ thống của mình và quên khóa nó.
  • Windows Update – Tất cả các phát hành phần mềm đều yêu cầu một số mức vá nhất định. Bạn có thể chuẩn bị, test và phát triển phần mềm hoàn hảo nhưng không thể tính toán hết được mọi thứ. Cũng vậy, các nâng cấp và phát hành mới cũng yêu cầu các nâng cấp cho hệ điều hành qua thời gian tồn tại của phiên bản hệ điều hành hiện hành. Do có nhiều tiến bộ trong hệ thống, nhiều yêu cầu cần thiết cho các kỹ thuật phát triển, nhiều lỗ hổng bảo mật mới được phát hiện theo thời gian, các nâng cấp driver cho hiệu suất và chức năng tốt hơn  nên sẽ luôn có một nhu cầu cho Windows Update. Windows (và Microsoft) Update, hoặc các phiên bản quản lý bản vá của doanh nghiệp (WSUS,...) được sử dụng để kiểm soát và triển khai các nâng cấp. Các công cụ này được sử dụng để điều khiển, theo dõi và kiểm tra các nâng cấp hiện hành và tương lai cần thiết. Cấu hình sao cho nó có thể thực hiện nhiệm vụ này một cách tự động, hoặc bạn phải có thói quen thực hiện nó vì đây là một vấn đề thực sự quan trọng. Nếu bạn không vá hệ điều hành của mình những gì khuyến khích (đôi khi là yêu cầu), bạn có thể sẽ là đối tượng tấn công.
  • Programs and Features – Ngoài việc kiểm tra và thấy những gì Windows Updates cài đặt, bạn cũng cần kiểm tra để xem những gì mình đã cài đặt vào hệ thống của mình một cách thường xuyên, đặc biệt nếu làm việc trên Internet hoặc download phần mềm từ các máy chủ web trên Internet. Cho ví dụ, bằng việc cài đặt một nâng cấp Java, nếu bạn không đọc các thông tin hiển thị trên màn hình một cách cẩn thân trong quá trình cài đặt, bạn có thể sẽ cài đặt cả toolbar trên hệ thống của mình, thứ sẽ được tích hợp vào trình duyệt web của bạn. Giờ đây, dù có được sự kiểm soát chặt chẽ hơn về điều đó, tuy nhiên vẫn nên kiểm tra một cách định kỳ để thấy những gì hiện được cài đặt vào hệ thống của mình.
  • Windows Defender – Spyware là phần mềm được sử dụng chủ yếu cho các mục đích thương mại trái phép, nó sẽ thực hiện những thứ như phân phối một tải trọng trực tuyến, redirect trình duyệt của bạn hoặc gửi lại các thông tin trên hành động của bạn. Mặc dù phần mềm Antivirus có một số tùy chọn để chống lại hành vi này nhưng Windows Defender (hoặc các ứng dụng remove Spyware khác) có thể là một lựa chọn để dọn dẹp phần còn lại. Các Cookie mặc dù vô hại theo bản tính của nó, nhưng đôi khi lại bị thao túng với một vài lý do không đúng. Cần phải bảo đảm nâng cấp Windows Defender thường xuyên với các file định nghĩa mới và các nâng cấp cần thiết của nó để bảo đảm bạn có thể quét tất cả Spyware mới nhất. SpyNet cũng là một cộng đồng mà Microsoft nói về cách ngăn chặn các mối hiểm họa gây ra bởi Spyware.
  • User Accounts – Việc quản lý các tài khoản người dùng là cốt lõi của việc truy cập an toàn máy tính cũng như mọi thứ chạy bên trong nó. Cho ví dụ, nếu tạo một tài khoản người dùng mới và gán nó cho nhóm Administrators, bạn sẽ có quyền truy cập toàn bộ vào hệ thống máy tính. Nếu cấu hình tài khoản đó là người dùng chuẩn thì các điều khoản mà được phép sẽ rất hạn chế và người dùng chỉ được phép thực hiện một số thứ cụ thể nào đó. Bạn cũng có thể cấu hình mật khẩu với chính sách mật khẩu tối thiểu để bắt buộc người dùng phải tạo một mật khẩu khó bị crack. Khi Windows Server 2008 và Active Directory được triển khai, bạn có thể truy cập một vào một miền nào đó mà khi truy cập sẽ cho phép cấu hình các điều khoản NTFS “tinh hơn” cho thư mục và file cũng như các nguồn chia sẻ khác như máy in chẳng hạn.
  • Power Options – Power Options Control Panel applet là nơi bạn có thể cấu hình các hành vi mặc định cho hệ điều hành khi không được cắm nguồn trực tiếp, đóng hoặc chuyển sang chế độ “ngủ”. Cấu hình bảo mật để thiết lập là một mật khẩu được yêu cầu khi máy tính thức giấc từ trạng thái ngủ. Bất cứ khi nào có thể truy cập, bạn cũng cần xem xét một cách kỹ lưỡng.
Vậy nếu cần áp dụng bảo mật cho Windows 7, Start menu là một cách tốt để bắt đầu “làm vững chắc” một cách cơ bản hệ thống của bạn, mở cửa cho các công cụ có sẵn. Có nhiều tùy chọn ở đây bạn có thể sử dụng để “làm vững chắc” hệ thống Windows 7 của mình, đặc biệt bên trong Control Panel. Sử dụng Start menu cũng là cách dễ dàng để giúp bạn có được tuyến phòng vệ cho hệ thống của mình sau khi vừa cài đặt xong. Một mẹo mà bạn có thể thử là thiết lập một tuyến phòng vệ sau khi cài đặt ban đầu và cấu hình hệ thống của mình, nhiệm vụ sẽ yêu cầu bạn cấu hình tất cả các tùy chọn bảo mật, ứng dụng cũng như download các bản vá lỗi và nâng cấp, sau đó backup toàn bộ hệ thống với System Restore hay tiện ích tạo ảnh hệ thống. Giờ đây bạn sẽ có một snapshot cho hệ thống của mình trong trang thái fresh để đề phòng khi cần thiết có thể chuyển đổi. Có thể tạo một điểm khôi phục, để có thể sử dụng nếu hệ thống bị thỏa hiệp hay thảm họa. Chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một số tùy chọn của System Restore trong phần khôi phục thảm họa của loạt bài này.

Lưu ý: Start menu cũng có thể cung cấp nhiều thông tin về tài liệu có liên quan đến bảo mật trên hệ thống. Đây là một địa chỉ hữu dụng khi tìm kiếm tài liệu chẳng hạn như một chính sách bảo mật,...

Bạn có thể “làm vững chắc” một cách nhanh chóng Windows bằng cách download các công cụ và tài liệu trực tiếp từ Microsoft. Cho ví dụ, nếu muốn cấu hình mức bảo mật cơ bản cho Windows 7, bạn có thể dễ dàng download template bảo mật cơ bản để sử dụng, chạy nó và có được hầu hết các thiết lập bảo mật đã được điều chỉnh. Hình 6 cung cấp một Windows 7 Security Baseline Settings template với các entry được chia tab cho việc thẩm định tài khoản người dùng, BitLocker và ... Tìm hiểu thêm trong phần các liên kết tham chiếu ở cuối bài để tăng truy cập vào nó.

 
Hình 6: Cấu hình bảo mật cơ bản từ các Template của Microsoft

Lưu ý tùy chọn ‘Security Warning’ ở phía trên toolbar (ribbon) của Microsoft Office Excel 2007, đây là tùy chọn ngăn chặn bạn sử dụng template bằng cách vô hiệu hóa Macro cho tới khi bạn chú tâm đến Security Warning (xem trong hình 6). Ở đây, Security Macros đã bị vô hiệu hóa và được yêu cầu cho ứng dụng của template này. Đây là một ví dụ hoàn hoản cho bảo mật và sự linh hoạt. Để có được sự linh hoạt trong ví dụ này, bạn cần tắt bỏ hoặc hạn chế mức bảo mật được áp dụng cho nó. Chọn thủ công tùy chọn này để chạy, hoặc vô hiệu hóa sự bảo vệ, chạy Macro sau đó nâng mức bảo mật một lần nữa để giữ bảo mật đúng cách sẽ có được cài đặt mẫu.

Hệ thống của bạn đã sẵn sàng và bạn đã cấu hình một số tính năng bảo mật cơ bản, lúc này bạn nên xem xét cách quản lý nó, cũng như kiểm trra sự xâm nhập, malware và các vấn đề khác được phát hiện thấy trong các bản ghi sự kiện.

Lưu ý: Bạn nên lưu ý rằng Windows 7 có một tùy chọn mang tên XP-mode, đây là tùy chọn được sử dụng cho việc giải quyết các vấn đề liên quan đến sự tương thích ứng dụng cho các ứng dụng XP cũ. Như những gì chúng ta đã thảo luận về chủ đề ảo hóa bên trên, khi xem xét việc sử dụng chế độ XP-mode, bạn hiện đang cài đặt Virtual PC trên Windows 7 và chạy một instance của XP trên Virtual PC. Nếu sử dụng XP-mode, hãy bảo đảm làm vững chắc bất cứ VM nào đang chạy trên các máy ảo theo cách mà bạn làm với hệ điều hành cơ bản. Các hành động gồm có bảo vệ AV, chính sách khóa, gói dịch vụ, nâng cấp phần mềm,... Bạn có thể cung cấp mức bảo mật qua ảo hóa nhưng mức bảo mật đó là không hoàn tất, vì vậy bạn vẫn cần đến một số bước “làm vững chắc”, thậm chí nếu ảo hóa được sử dụng.

Kết luận

Hệ thống Windows 7 gia đình có thể được khóa chặn và quản lý một cách dễ dàng. Bạn có thể cấu hình nó một cách an toàn để được truy cập trên Internet từ một vị trí từ xa. Windows 7 có thể được trang bị một lá chắn nếu bạn thực sự muốn “làm vững chắc” để khóa chặn hoàn toàn các điểm có thể xâm phạm. Tuy nhiên nó có thể vẫn trở thành đối tượng tấn công và chắc chăn sẽ là vậy nếu bạn sử dụng máy tính trên Internet, một ví dụ như vậy. Do đó chúng ta cần lập kế hoạch cho những khả năng có thể xảy ra và làm vững chắc Windows 7 theo đó.

Khi xem xét đến việc sử dụng Windows 7, trong tình hình các tấn công và khai thác ngày nay, các tùy chọn bảo mật và sự linh hoạt là ưu tiên hành đầu cho việc tạo quyết định. Windows 7 rất an toàn nhưng không phải an toàn 100%. Bạn cần phải biết áp dụng kiến thức, các công cụ khác và các cấu hình nâng cao để bảo mật mọi khía cạnh của nó và sau đó nâng cấp và kiểm tra chúng một cách thường xuyên. Đây là một công việc rất quan trọng và đáng giá nếu bạn muốn tránh tấn công. Thêm vào đó Windows 7 cũng có nhiều cải tiến về bảo mật và có thể được cấu hình để khôi phục nhanh chóng.

Các nguyên lý bảo mật cơ bản chẳng hạn như Defense in Depth phải được áp dụng kết hợp với những hướng dẫn bảo mật và các hành động tốt nhất để không chỉ áp dụng cho việc bảo vệ mà nó còn là nhiều lớp che đậy toàn bộ kiến trúc và mã chương trình.

Trong phần này chúng ta mới chỉ đụng chạm đến bề mặt trong phần này, có rất nhiều kiến thức khác mà chúng ta cần phải nghiên cứu thêm, tuy nhiên hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn. Để tìm hiểu thêm, bạn có thể đọc các liên kết tham chiếu bên dưới, đây là các thông tin chi tiết về các công cụ miễn phí, các template và hướng dẫn. Và không quên theo dõi đón đọc phần 2 và 3 sẽ được chúng tôi phát hành tới đây.

Các liên kết tham chiếu

Văn Linh (Theo Windowsecurity)

Kết nối mạng Ubuntu 8.04 và Windows – Phần 3


Trong 2 phần đầu tiên của loạt bài này, chúng tôi đã giúp bạn kích hoạt Windows sharing (SMB), cấu hình các giá trị Workgroup và Computer Name trong Ubuntu. Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về giao diện mạng trong Ubuntu. Bạn có thể kết nối, kiểm tra các chi tiết kết nối và duyệt các máy tính kết nối trong mạng trong thế giới Linux.

>> Kết nối mạng Ubuntu 8.04 và Windows – Phần 1
>> Kết nối mạng Ubuntu 8.04 và Windows – Phần 2

Như trong các hệ điều hành ngày nay, Ubuntu có một biểu tượng mạng trên thanh công cụ chính; như những gì bạn có thể thấy trong hình 1. Khi đã kết nối vào một mạng không dây, biểu tượng này sẽ hiển thị cường độ tín hiệu. Bản thân biểu tượng hiển thị cho bạn mức tín hiệu với bốn vạch cường độ, khi đưa chuột qua biểu tượng này, bạn sẽ thấy được SSID (hay tên mạng) và cường độ tín hiệu dưới dạng phần trăm.


Hình 1

Kích phải vào biểu tượng mạng sẽ cho phép bạn vô hiệu hóa hoặc kích hoạt ất cả các kết nối mạng, không chỉ kết nối không dây. Từ menu sổ xuống, bạn có thể truy cập một shortcut đến cửa sổ Connection Information, đây là cửa sổ sẽ hiển thị cho bạn các thông tin chi tiết về kết nối mạng của mình, như tốc độ (tốc độ dữ liệu), địa chỉ IP cũng như địa chỉ MAC. Thêm vào đó, menu này còn cung cấp một shortcut đến bộ quản lý mạng không dây, nơi bạn có thể chỉnh sửa các khóa mã hóa được sử dụng cho các mạng an toàn.

Một kích (trái) đơn giản vào biểu tượng mạng sẽ làm xuất hiện một menu sổ xuống khác, như những gì bạn thấy trong hình 2. Bạn sẽ thấy một danh sách các mạng không dây hiện có trong vùng của mình, cùng với đó là cường độ tín hiệu. Các mạng được mã hóa an toàn sẽ hiển thị một biểu tượng ở bên trái thanh cường độ tín hiệu. Nút radio của mạng mà bạn hiện được kết nối sẽ được đánh dấu. Để kết nối với một mạng không dây nào đó, bạn chỉ cần kích vào mạng mà bạn muốn.


Hình 2

Menu cũng cung cấp cho bạn ba shortcut khác: Connect to Other Wireless Network - Kết nối đến các mạng không dây khác để bạn có thể kết nối đến các mạng ẩn hoặc không được quảng bá, Create New Wireless Network - tạo mạng không dây mới để tạo các kết nối ngang hàng computer-to-computer hay ad-hoc, Manual Configuration – đưa bạn đến cửa sổ Network Settings, nơi có thể thiết lập địa chỉ IP tĩnh cho kết nối mạng của bạn và thiết lập Workgroup hay Domain và Computer (Host) Name.

Như được đề cập đến trong phần trước, bạn có thể thấy các thông tin chi tiết cho kết nối của mình bằng cách mở cửa sổ Connection Information. Để mở được cửa sổ này, kích phải vào biểu tượng mạng và kích Connection Information. Bạn sẽ thấy kết quả tương tự như những gì thể hiện trong hình 3, một sự tương đồng với cửa sổ Network Connection Status của Windows XP bằng cách kích đúp vào biểu tượng mạng.


Hình 3

Speed là tốc dữ liệu (mang tính lý thuyết) theo Mbps, chính là tốc độ dữ liệu bạn được kết nối với mạng. Nếu có các thiết bị không dây mới nhất, các sản phẩm 802.11n, giá trị này có thể trên 54 Mbps, trong khi đó với các thiết bị 802.11g, tốc độ kết nối mạng của bạn chỉ lên đến tối đa 54 Mbps. Nếu đang sử dụng sản phẩm 802.11b cũ, tốc độ dữ liệu này có thể còn thấp hơn nữa, khoảng trên dưới 11 Mbps.

Trường IP Address là địa chỉ máy tính của bạn, hoặc là địa chỉ cho adapter mạng mà bạn đang sử dụng. Tất cả các thiết bị và máy tính trong mạng của bạn đều có địa chỉ IP duy nhất của nó. Địa chỉ này giúp nhận dạng các máy tính trên mạng và có thể được sử dụng bởi người dùng để truy cập vào các tài nguyên máy tính chia sẻ.

Subnet Mask là phần định nghĩa subnet hoặc một phần của dải địa chỉ IP mà bạn đang sử dụng. Bạn chỉ sẽ chỉ phải tham chiếu giá trị này nếu thiết lập địa chỉ IP tĩnh cho các máy tính của mình. Giá trị Default Route là địa chỉ IP của router mà bạn có thể sử dụng để truy cập vào tiện ích cấu hình trên web của nó.

Thông tin cuối cùng mà bạn quan tâm trong cửa sổ Connection Information là Hardware Address. Trong hầu hết các tiện ích và tài liệu khác, bạn sẽ thấy giá trị này được xem như địa chỉ vật lý hay địa chỉ MAC (Media Access Control). Bạn có thể so sánh với số đăng ký xe máy hoặc ô tô, hay số serial của một sản phẩm. Mọi sản phẩm mạng đều có địa chỉ MAC của riêng nó và được sử dụng cho các mục đích nhận dạng. Chỉ khi thiết lập bộ lọc các địa chỉ MAC trên router của bạn thì bạn mới cần quan tâm đến giá trị này, cách thức này sẽ bảo vệ cho mạng không dây của bạn tốt hơn trước những kẻ xâm nhập trái phép nằm trong dải.

Cùng với khả năng có thể truy cập cửa sổ Network Settings bằng cách kích biểu tượng mạng và chọn Manual Configuration, bạn có thể kích System | Administration | Network. Khi cửa sổ xuất hiện (như trong hình 4), để thực hiện các thay đổi, kích nút Unlock, nhập vào mật khẩu tài khoản của bạn và kích nút Authenticate.


Hình 4

Trên tab Connections, bạn có thể kích đúp vào kiểu kết nối (cho ví dụ, để cấu hình các thiết lập của nó), các thiết lập địa chỉ IP của nó để cấu hình địa chỉ tĩnh. Trên tab General, bạn có thể thay đổi Host (or Computer) Name; mặc dù vậy bạn có thể cấu hình Domain Name (hoặc Workgroup) ở đâu đó như những gì được giới thiệu trong phần 1. Các tab DNSHosts chứa các thiết lập nâng cao mà có thể bạn chưa cần đến vào thời điểm này.

Để kết thúc một tua về các menu, các cửa sổ cũng như các thiết lập kết nối mạng của Ubuntu, chúng ta hãy xem xét cửa sổ Network, như thể hiện trong hình 5. Ở đây, bạn có thể duyệt đến các máy tính và các file trên mạng của mình. Có thể truy cập cửa sổ này bằng cách kích Places và chọn Network, hoặc bằng cách kích biểu tượng Network Servers khi bạn ở trong cửa sổ File Browser.


Hình 5

Để xem các file từ các máy tính Windows của bạn, đầu tiên hãy kích đúp vào biểu tượng Windows Network. Sau đó kích đúp vào Workgroup mà máy tính của bạn cư trú được gán cho. Kích đúp vào máy tính mà bạn muốn truy cập, được nhận dạng bởi Computer Names của chúng. Cuối cùng bạn có thể duyệt đến các thư mục chia sẻ của máy tính này.

Trong phần tiếp theo của loạt bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách chia sẻ file và máy in trong Ubuntu.

Văn Linh (Theo Linuxplanet)

Loại bỏ chương trình ở Open With trong Windows 7


Đôi khi, làm việc với hệ điều hành Windows, bạn cần phải mở một file mà ứng dụng của nó không có trong mặc định. Trong trường hợp này, bạn có thể sẽ phải sử dụng lựa chọn Open With trong menu lựa chọn. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ menu này thường có danh sách những chương trình mà bạn rất ít khi sử dụng và bạn sẽ gặp phải khó khăn khi thêm chương trình mà bạn thực sự muốn dùng. Trong bài báo này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách loại bỏ một số ứng dụng không cần thiết trong menu này.

Menu Open with trong windows 7 hiển thị một danh sách các ứng dụng để mở file, một số trong đó thường được sử dụng. Vấn đề nằm ở chỗ một số lựa chọn mặc định mà Windows đưa ra lại không được sử dụng mấy. Như ở hình dưới, các bạn có thể thấy ứng dụng VAIO Control Center để mở file txt. Mặc dù chúng ta rất hiếm khi mở file này, nhưng Windows vẫn cho nó vào danh sách trong open with.

Hãy theo dõi những hướng dẫn để biết được cách loại bỏ những ứng dụng thừa thãi này khỏi danh sách lựa chọn.

Chú ý rằng những bước thực hiện này sẽ làm thay đổi Windows registry. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo người dùng nên sao lưu registry trước khi thực hiện những thay đổi. Trong trường hợp xấu, chúng ta vẫn có thể phục hồi lại được.

Cách loại bỏ các chương trình không cần thiết trong menu Open With ở Windows 7

1. Kích vào Windows Start Menu Orb và gõ regedit.

2. Trong Registry Editor truy vấn theo những bước sau:

HKEY_CURRENT_USER > Software > Microsoft > Windows > CurrentVersion > Explorer > FileExts

Đây là đường dẫn nới những file của bạn đã được liệt kê. Sẽ mất một chút thời gian khi bạn phải thực hiện thay đổi từng chương trình một.

3. Dữ liệu mà chúng ta đang tìm kiếm nằm ở \OpenWithList trong file type. Ví dụ, loại file .txt sẽ nằm ở FileExts > .txt > OpenWithList.

Ở mục OpenWithList, chú ý vào các mục bên phải cửa sổ. Mỗi mục được đặt tên là một chữ cái. Tuy nhiên, dòng mà chúng ta phải để ý tới nhất là dòng Data. Ví dụ, bạn sẽ có thể thấy ở ví dụ là dưới dòng Data có chữ Firefox.exe thuộc mục b.

Sau khi xác định được chương trình mà bạn không muốn thấy trong danh sách của menu Open With, phải chuột vào mục đó vào chọn Delete.

Cách thay đổi sắp xếp danh sách trong Open With

Sau khi đã có một danh sách các ứng dụng mà bạn muốn liệt kê trong menu Open With, nhưng bạn lại muốn thay đổi cách sắp xếp các ứng dụng này? Bạn có thể thay đổi cũng ở trong registry.

Để thay đổi cách sắp xếp, chỉ cần thay đổi tên của mục. Mỗi một lựa chọn trong Open With được sắp xếp theo chữ cái trong bảng alphabe. Theo đó, các ứng dụng sẽ được sắp xếp theo chữ cái mà chúng được gắn ở registry.

Ví dụ, nếu bạn muốn Firefox sẽ đứng đầu trong danh sách, bạn có thể thay đổi tên của mục thành A và đặt tên lại các mục khác là B, C, D… nên nhớ rằng bạn không nên để quá nhiều ứng dụng trong danh sách Open With.

Như vậy là chúng ta đã thực hiện các bước để có thể loại bỏ các ứng dụng không cần thiết ra khỏi menu Open With trong Windows 7. Các bước thực hiện rất đơn giản và dễ thực hiện. Chúc các bạn thực hiện thành công!

Lamle (Theo Groovypost.com)

Hướng dẫn toàn diện về bảo mật Windows 7 – Phần 2


Cài đặt và “làm vững chắc” Windows 7

Có thể nói Windows 7 là một thiết kế an toàn. Khi triển khai nó, bạn nên thực hiện một cài đặt fresh trên máy tính mới mua, cần có được cấu hình phần cứng đạt yêu cầu và sau đó “làm vững chắc” cho nó. Việc “làm vững chắc” hệ thống là một quá trình làm tăng mức bảo mật cho một máy tính mới được cài đặt bằng cách cấu hình các thiết lập bảo mật cần thiết, bỏ đi những phần mềm không cần thiết và thực hiện điều chỉnh một số thiết lập chính sách nâng cao.

>> Hướng dẫn toàn diện về bảo mật Windows 7 – Phần 1

Lưu ý: Bạn cần tạo một kế hoạch khi lựa chọn phần cứng cho Windows 7, vì nếu muốn sử dụng ảo hóa, hay tính năng Windows Trusted Platform Module (TPM) Management cũng như các tính năng khác chẳng hạn như BitLocker thì bạn cần phải mua đúng phần cứng mà nó hỗ trợ các tính năng này.

Khi hệ điều hành của bạn được cài đặt đúng cách và đã được cấu hình cơ bản, đây là lúc có thể thực hiện quá trình “làm vững chắc”. Liệu có cần phải có một cài đặt Windows mới hay có thể “làm vững chắc” một hệ thống đã được đưa vào sử dụng rồi? Về kỹ thuật, bạn có thể “làm vững chắc” bất cứ hệ thống nào đã được cài đặt và đang được sử dụng, tuy nhiên trước khi thực hiện, bạn nên làm tìm hiểu, phân tích , kiểm tra và thẩm định các mức bảo mật hiện được cấu hình trong sử dụng. Không “làm vững chắc” thứ gì đó đã bị thỏa hiệp rồi. Bạn cũng không thể biết cách ứng dụng bảo mật sẽ ảnh hưởng đến hệ thống sản xuất như thế nào khi sử dụng trong gia đình hay trong môi trường công ty. Một số hệ thống nhân bản được thiết lập để test sẽ tiêu tốn của bạn một chút thời gian và tài nguyên, tuy nhiên đây là việc đáng phải làm vì nó có thể tìm ra và tránh một số vấn đề có thể xuất hiện với thiết kế và triển khai của bạn. Bạn có thể gây thiệt hại hơn là làm cho tốt hơn nếu không biết các thay đổi thiết lập bảo mật hoặc các template sẽ ảnh hưởng thế nào tới các dịch vụ trên hệ thống sản xuất. Cho ví dụ, có thể áp dụng bảo mật cho một hệ thống và hạn chế các thay đổi về tính năng lọc của tường lửa, bỏ chức năng từ một chương trình mà bạn đã cài đặt và sử dụng - nó có thể sử dụng một cổng nào đó hiện được đóng bởi tường lửa và điều này sẽ dẫn đến lỗi kết nối. Vấn đề này có thể gây ra những hiệu quả không mong muốn nếu ứng dụng được sử dụng cho doanh nghiệp, cần thiết cho sản xuất và có thể cần khá nhiều thời gian để khám xét, khắc phục. Đó là lý do tại sao sẽ đơn giản hơn khi cài đặt fresh hệ điều hành Windows 7, sau đó “làm vững chắc” nó một cách nhanh chóng, bạn có thể thẩm định rằng sự bảo mật sẽ vẫn được duy trì cho tới khi triển khai nó. Thêm vào đó bạn cũng có thể làm cho quá trình diễn ra nhanh hơn, đặc biệt nếu đang sử dụng máy ảo (VM) hoặc VHD file, đây là những thứ cho bạn có nhiều tùy chọn tạo nhiều instance của desktop để có thể tự động chuyển đổi dự phòng ảo hoặc khôi phục trở lại nhanh chóng nếu không có các tùy chọn dự trữ. Ảo hóa sẽ đơn giản hóa quá trình cài đặt khi tạo các image vô tính cho mục đích backup, do đó bạn có thể khôi phục desktop của mình một cách dễ dàng và trong khoảng thời gian vài phút. Chúng tôi sẽ giới thiệu vấn đề ảo hóa trong phần sau của loạt bài này. Nếu việc tự động chuyển đổi dự phòng được kích hoạt và được cấu hình, người dùng desktop thậm chí có thể không nhận thấy hiện tượng ngưng chạy của máy móc tí nào nếu đã được ảo hóa.

Bạn có thể “làm vững chắc” hệ thống và sau đó truy cập dữ liệu an toàn của mình thông qua ổ đĩa, cơ sở dữ liệu và các kho chứa chia sẻ - tất cả đều được thực hiện ở tốc độ cao, với tùy chọn chuyển đổi dự phòng không chỉ giúp nó an toàn mà còn tạo sự tách biệt cho dữ liệu mà bạn truy cập. Nếu lên kế hoạch đúng, bạn có thể tạo một snapshot hoàn chỉnh cho phiên bản Windows an toàn, đã được cấu hình cũng như đã được cập nhật và khi xảy ra thảm họa, có thể khôi phục hệ thống một cách nhanh chóng. Sau đó, sau khi khôi phục hệ điều hành cơ bản, bạn có thể gắn lại ổ đĩa chia sẻ để truy cập dữ liệu.

Vậy khi cài đặt Windows, bạn cần thực hiện những bước gì để “làm vững chắc” nó? Và liệu có một thứ tự nào đó để chọn hay không? Nếu có một số bước cài đặt và “làm vững chắc” thì chúng sẽ là thứ tự cài đặt cơ bản, bỏ đi một số thứ không cần sử dụng, cập nhật hệ thống, áp dụng bảo mật cơ bản, sao đó tạo một backup để khôi phục nhanh khi cần thiết, xem danh sách bên dưới:

  • Bước 1 – Cài đặt hệ điều hành cơ bản bằng cách chọn các tùy chọn trong quá trình cài đặt làm tăng bảo mật, không chọn các dịch vụ, tùy chọn và chương trình không cần thiết.
  • Bước 2 – Cài đặt các Administrator toolkit, công cụ bảo mật và các chương trình cần thiết.
  • Bước 3 – Gỡ bỏ các dịch vụ, chương trình và phần mềm không cần thiết. Vô hiệu hóa hoặc gỡ bỏ các tài khoản người dùng hay nhóm người dùng không sử dụng.
  • Bước 4 – Nâng cấp các gói dịch vụ, bản vá lỗi, cũng như tất cả các chương trình đã được cài đặt.
  • Bước 5 – Thực hiện thẩm định bảo mật (quét, mẫu, MBSA,...) để đánh giá mức độ bảo mật hiện hành.
  • Bước 6 – Chạy System Restore và tạo điểm khôi phục. Ứng dụng backup và khôi phục để khôi phục thảm họa.
  • Bước 7 – Backup hệ điều hành theo một cách nào đó để khôi phục nhanh chóng nó trong trường hợp xảy ra thảm họa.

Đây chỉ là một danh sách đơn giản. Bạn có thể bổ sung thêm một số bước và mở rộng danh sách này hơn nữa. Rõ ràng nó không phải là một danh sách bắt buộc, tuy nhiên danh sách này là một  điểm khởi đầu khá tốt khi áp dụng bảo mật vào Windows 7 sau khi đã cài đặt cơ bản. Nếu hoàn tất một cài đặt fresh cho Windows 7, bước tiếp theo là gỡ bỏ phần mềm, dịch vụ, giao thức và chương trình mà bạn không muốn hay không cần chạy nó. Công việc này có thể thực hiện dễ dàng trong Control Panel.

Tiếp đến, bạn có thể vào Control Panel và thiết lập xem ai được phép sử dụng máy tính trong User Accounts applet. Ở đây bạn nên remove các tài khoản không cần thiết, hoặc vô hiệu hóa nó. Rõ ràng, nên cẩn thận với người dùng và nhóm người dùng mặc định, một số tài khoản đó sẽ được thắt chặt với các dịch vụ đang chạy, cách truy cập dữ liệu của bạn và ,... Bạn có thể vô hiệu hóa cũng như remove tài khoản một cách dễ dàng. Một kỹ thuật khác được sử dụng bởi hầu hết các chuyên gia bảo mật là để tài khoản quản trị viên nội bộ ở một nơi thích hợp và thẩm định nó cho các cố gắng sử dụng. Một cách làm chung là không sử dụng các tài khoản mặc định khi quản lý một mạng Microsoft với số lượng lớn các hệ thống và thiết lập các tài khoản quản trị viên mới có thể được lần vết nếu cần. Bằng cách thẩm định các tài khoản mặc định này và sử dụng tài khoản được tạo mới với các đặc quyền quản trị viên có liên quan với nó, bạn sẽ tăng được độ bảo mật lên gấp hai. Một là bạn sẽ phát hiện ra ai đó đang cố gắng truy cập vào máy tính của mình bằng các tài khoản mặc định khi mà lẽ ra không ai được làm việc đó. Nếu được thẩm định, bạn có thể thấy các cố gắng và thời điểm chúng diễn ra. Ứng dụng bảo mật cho tài khoản được biết đến như một honeypot và hữu dụng trong việc tìm kiếm các cố gắng gây ra bởi những người dùng đang cố gắng truy cập vào hệ thống của bạn. Hai, bạn có thể bỏ được một nửa phương trình khi ai đó cố gắng crack tài khoản của bạn thông qua các chứng chỉ cơ bản, chẳng hạn như sự kết hợp của username và password. Nếu bạn lấy đi các thông tin dễ đoán về username, thì bạn chỉ còn lại mật khẩu, thứ có thể được cấu hình theo cách nào đó để không thể bị crack. Nếu đã thiết lập các tài khoản mặc định như một honeypot thì bạn có thể tạo một mật khẩu gần như không thể crack và hạn chế nó để không thể thực hiện thứ gì nếu có bị thỏa hiệp (hạn chế được ảnh hưởng khi bị thỏa hiệp). Bạn nên thay đổi tất cả mật khẩu cho các tài khoản mặc định. Sử dụng mật khẩu theo cách có thể làm cho mật khẩu được khỏe nhất để bảo mật cho các tài khoản và cần thẩm định chúng . Bạn cũng nên cấu hình chính sách để người dùng cần thay đổi mật khẩu qua một quá trình mà ở đó họ chỉ được phép thay đổi nó nếu chọn mật khẩu mới mạnh và không dễ bị hack. Đây chỉ là một mẹo “làm vững chắc” mang lại nhiều lợi ích, chẳng hạn như khả năng phát hiện các tấn công thông qua việc ghi chép và thẩm định.

Mẹo: Trong Windows Server 2008, bạn có thể cài đặt chức năng “core” (lõi), một quá trình “làm vững chắc” được áp dụng cho hệ thống trong giai đoạn cài đặt thực sự. Khi cài đặt, máy chủ chỉ chạy với những chức năng tối thiểu mà bạn cần đến, vì vậy sẽ giảm được bề mặt tấn công. Windows 7 có thể được “làm vững chắc” nhưng không có tùy chọn cài đặt giống như ở Windows Sever 2008. Để “làm vững chắc” Windows 7, bạn cần áp dụng các chính sách, các template hoặc phải tự cấu hình các thiết lập bảo mật cần thiết.

Nói là vậy nhưng cách mà bạn bắt đầu để khóa chặt và bảo mật cho Windows 7 như thế nào? Một cách dễ dàng nhất để bắt đầu quá trình “làm vững chắc” hệ thống của bạn là sử dụng menu Start để tìm kiếm bất cứ thứ gì có liên quan đến vấn đề bảo mật được lưu bên trong hệ thống và đã được đánh chỉ số. Để thực hiện điều đó, hãy kích nút Start để mở Start menu. Sau đó đánh vào từ khóa ‘security’ trong trường Search Programs and Files. Hình 3 bên dưới hiển thị các tùy chọn của Start menu  dựa trên từ khóa tìm kiếm ‘Security’.

 
Hình 3: Tìm và sau đó xem các tùy chọn bảo mật bên trong menu Start

Ở đây bạn có thể thấy các chương trình, Control Panel applet (hay các action), tài liệu và file đã được chọn và được tổ chức theo cách dễ xem và truy cập. Local Security Policy (nếu được chọn) là bộ chỉnh sửa chính sách, cho phép bạn xem và cấu hình các chính sách bảo mật cho hệ thống. Local Security Policy editor có thể thấy như trong hình 4. Ở đây bạn có thể thực hiện một số điều chỉnh cho tất cả các thiết lập dựa trên chính sách trên hệ điều hành của mình.

 
Hình 4: Xem và cấu hình bảo mật với chính sách bảo mật nội bộ

Mẹo – để có quyền điều khiển toàn bộ chính sách, bạn nên sử dụng Windows 7 với các sản phẩm Windows Server, chẳng hạn như Windows Server 2008 R2. Nếu thực hiện như vậy, bạn có thể sử dụng Active Directory (AD) và Group Policy.

Văn Linh (Theo Windowsecurity)

Làm Bạn Với Máy Vi Tính – Số 367


 
Làm Bạn Với Máy Vi Tính
Số 367 ra ngày 10-08-2010 | 8.6Mb

http://www.mediafire.com/?088olhfmhuu7a4l

hvanhtuan

Echip số 493 – Đọc xong vọc liền


ĐIỂM NÓNG

  • Hotmail mới: Đính kèm 10GB, chat liên thông Yahoo! & hơn thế nữa

KINH NGHIỆM XÀI MÁY TÍNH

  • Free Media Catcher 1.1: “Chộp” file media từ các dịch vụ không cho tải

  • Trình duyệt Comodo Dragon: Nhanh như Chrome, bảo mật như Comodo

  • 3 cách khắc phục mạng chập chờn do wireless router cũ

  • Trillian Astra 5: Vừa chat vừa cập nhật Facebook, Twitter...

  • Kingsoft Free Antivirus cho máy yếu

  • Xuất bản giáo án điện tử tương tác cao

  • Bộ driver cho mọi máy in

  • Tạo menu boot CD với 7 tính năng tùy chọn

  • Chat video miễn phí trên giao diện web

  • Tải hàng loạt ảnh trên Facebook theo tag

  • Microsoft WebMatrix Beta: Giải pháp thiết kế web động chuyên nghiệp

  • Luyện tiếng Anh thi lấy chứng chỉ quốc tế

  • Tìm và phân loại các dạng tài liệu tự động

  • GetMusic 1.2: Xem và tải video từ Zing, YouTube

TỪ THƯ BẠN ĐỌC

LƯỚT WEB

  • Tải file lên 30 host khác nhau cùng lúc

  • Thư viện sách nói tiếng Anh kỳ thú

Download :

http://www.mediafire.com/?2lvbs64v562zzdz

hvanhtuan

Kết nối mạng Ubuntu 8.04 và Windows – Phần 2



Biểu tượng mạng

Ubuntu có một biểu tượng mạng trên thanh công cụ chính, như những gì bạn có thể thấy trong hình 5. Khi kết nối vào một mạng không dây, biểu tượng sẽ được dùng như một bộ chỉ thị cường độ tín hiệu. Bản thân biểu tượng cũng thể hiện cho bạn biết mức tín hiệu với 4 vạch và đưa chuột qua biểu tượng bạn sẽ thấy SSID (hoặc tên mạng) và cường độ tín hiệu dưới dạng phần trăm.

>> Kết nối mạng Ubuntu 8.04 và Windows – Phần 1

Kích phải vào biểu tượng mạng sẽ cho phép bạn vô hiệu hóa hoặc kích hoạt tất cả các mạng hay chỉ mạng không dây. Từ menu sổ xuống, bạn có thể truy cập một shortcut để vào cửa sổ thông tin kết nối (Connection Information), đây là cửa sổ hiển thị cho bạn các thông tin chi tiết về kết nối mạng, như tốc độ, địa chỉ IP và địa chỉ MAC. Thêm vào đó, menu này còn cung cấp một shortcut vào bộ quản lý mạng không dây (wireless network manager), đây là nơi bạn có thể chỉnh sửa các khóa mã hóa được sử dụng cho các mạng an toàn.


Hình 5

Kích chuột trái vào biểu tượng mạng sẽ xuất hiện một menu sổ xuống khác như những gì bạn thấy trong hình 6. Bạn sẽ thấy một danh sách các mạng không dây có sẵn trong vùng của mình, cùng với cường độ tín hiệu của chúng. Các mạng được bảo vệ an toàn bằng mã hóa sẽ có một biểu tượng phía bên trái vạch cường độ tín hiệu. Nút radio của mạng mà bạn hiện đang kết nối sẽ được đánh dấu. Để kết nối vào một mạng, bạn chỉ cần kích vào mạng mình muốn.


Hình 6

Menu cũng cung cấp cho bạn 3 shortcut: Connect to Other Wireless Network để bạn có thể kết nối đến các mạng ẩn hay các mạng không được phát quảng bá, Create New Wireless Network để tạo một mạng ad-hoc, hay mạng ngang hàng, Manual Configuration sẽ dẫn bạn đến cửa sổ Network Settings, nơi bạn có thể thiết lập một địa chỉ IP (tĩnh) để kết nối mạng và thiết lập Workgroup hoặc Domain và Computer (Host) Name.

Thông tin kết nối

Trong giới thiệu ở trên, bạn có thể thấy các chi tiết về kết nối mạng của mình bằng cách mở cửa sổ Connection Information. Kích chuột phải vào biểu tượng mạng và kích Connection Information. Bạn sẽ thấy các kết quả tương tự vớ những gì thể hiện trong hình 7, tương tự cửa sổ Network Connection Status của Windows XP mà bạn có thể truy cập bằng cách kích đúp vào biểu tượng mạng.


Hình 7

Tốc độ theo lý thuyết là Mbps, hoặc GBps khi bạn kết nối vào mạng. Nếu bạn có các thiết bị không dây mới nhất và tiên tiến nhất, các sản phẩm 802.11n, thì giá trị này sẽ trên 54 Mbps, còn các thiết bị 802.11g chỉ cho tốc độ dưới 54 Mbps. Tuy nhiên khi bạn sử dụng các sản phẩm 802.11b cũ thì tốc độ có thể chỉ đạt đến 11 Mbps.

Trường địa chỉ IP (IP Address) là địa chỉ của máy tính hoặc adapter mạng riêng mà bạn đang sử dụng. Tất cả các thiết bị và máy tính trên mạng của bạn đều có địa chỉ IP duy nhất của nó. Địa chỉ này sẽ giúp chúng phân biệt với các địa chỉ khác trong mạng và có thể được sử dụng để truy cập một cách thủ công vào tài nguyên chia sẻ.

Subnet Mask là một phần của những gì định nghĩa nên subnet hoặc phần trong dải địa chỉ IP mà bạn đang sử dụng. Bạn sẽ chỉ phải tham chiếu giá trị này nếu thiết lập địa chỉ IP tĩnh cho máy tính của mình. Giá trị tuyến mặc định (Default Route) là địa chỉ IP của Router mà bạn có thể sử dụng để truy cập vào tiện ích cấu hình trên web của nó.

Thông tin cuối cùng mà bạn nên quan tâm về cửa sổ Connection Information là Hardware Address. Trong hầu hết các tiện ích và tài liệu khác, bạn sẽ thấy giá trị này được đề cập đến như MAC (Media Access Control) hoặc địa chỉ vật lý. Bạn có thể so sánh nó với số serial của một sản phẩm. Mỗi một sản phẩm mạng đều có địa chỉ MAC của riêng nó và được sử dụng để phân biệt giữa các sản phẩm với nhau. Bạn chỉ cần quan tâm đến giá trị này khi thiết lập hệ thống lọc địa chỉ MAC trên Router của mình, nhằm bảo vệ tốt hơn mạng không dây với mục đích tránh những kẻ xâm nhập bên trong dải.

Cửa sổ Network và các thiết lập mạng

Cùng với khả năng truy cập vào cửa sổ Network Settings bằng cách kích biểu tượng mạng và chọn Manual Configuration, bạn có thể kích System | Administration | Network. Khi cửa sổ xuất hiện (xem trong hình 8), để tạo thay đổi, kích nút Unlock, nhập vào mật khẩu tài khoản của bạn và kích nút Authenticate.


Hình 8

Trên tab Connections, bạn có thể kích đúp một kiểu kết nối đê cấu hình địa chỉ tĩnh. Trên tab General, bạn có thể thay đổi Host (hoặc Computer) Name; mặc dù vậy bạn có thể cấu hình Domain Name (hoặc Workgroup) bằng cách khác (như đã giới thiệu ở trên). Các tab DNSHosts có chứa các thiết lập nâng cao mà bạn có thể không cần đến vào lúc này.

Để kết thúc một tua về các menu kết nối mạng của Ubuntu, các cửa sổ, thiết lập và quan sát cửa sổ Network, như thể hiện trong hình 9. Ở đây bạn có thể duyệt thông qua các máy tính và các file trên mạng của mình. Bạn có thể truy cập cửa sổ này bằng cách kích Places và chọn Network, hoặc bằng cách kích biểu tượng Network Servers khi nằm trong cửa sổ File Browser.


Hình 9

Để xem các file trong các máy tính Windows, đầu tiên bạn cần kích đúp vào biểu tượng Windows Network. Sau đó kích đúp vào Workgroup mà bạn muốn gán máy tính của mình vào. Kích đúp vào tên mà bạn muốn truy cập, được phân biệt bằng tên máy tính của chúng. Cuối cùng, bạn có thể duyệt qua các thư mục chia sẻ của các máy tính.

Chia sẻ file trong Ubuntu

Trong phần trên chúng ta đã cấu hình Ubuntu để chia sẻ với Windows và thiết lập các giá trị Computer Name và Workgroup. Tiếp theo đó là giới thiệu về một số chi tiết trong kết nối mạng của Ubuntu. Phần dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra cách chia sẻ các file trên máy tính Ubuntu như thế nào.

Khi thiết lập chia sẻ Windows trong Ubuntu, bạn có thể bắt đầu chia sẻ thư mục. Quá trình này khá giống như những gì bạn đã cảm nhận trong Windows XP. Để chia sẻ các file, bạn cần chia sẻ một thư mục. Tất cả các file và các thư mục con bên trong thư mục chia sẻ sẽ có sẵn cho các máy tính khác trên mạng. Bạn hoặc người khác trên mạng có thể thao tác với các file chia sẻ (cho ví dụ, chỉ đọc hoặc có thể chỉnh sửa) từ máy tính khác dựa trên các thiết lập mà bạn chọn khi chia sẻ thư mục.

Khi bạn đã chọn ra thư mục để chia sẻ, hãy thực hiện theo các bước sau trong Ubuntu 8.04:

  1. Kích chuột phải vào thư mục mà bạn muốn chia sẻ và kích Sharing Options.
    Bạn cũng có thể truy cập vào những chia sẻ ưu tiên của các thư mục từ cửa sổ Properties của chúng; kích phải vào thư mục, kích Properties, và chọn tab Share.
  2. Trong hộp thoại Folder Sharing xuất hiện, tích vào hộp kiểm Share this folder.
  3. Đánh tên chia sẻ vào trường Share Name.
    Tên này bạn có thể đặt tùy thích nhưng sau cho bạn và những người dùng khác dễ dàng phân biệt thư mục khi làm việc với các thư mục chia sẻ khác của máy tính Ubuntu trong cửa sổ Network hoặc My Network Places trên máy tính khác. Tên chia sẻ này có thể khác với tên thực của các thư mục.
  4. Nếu bạn muốn mọi người có thể chỉnh sửa, bổ sung hoặc xóa các file nằm trong thư mục nào đó, hãy chọn hộp kiểm Allow other people to write in this folder. Máy tính sẽ yêu cầu người dùng nhập vào username và password đã được tạo trong quá trình cài đặt SMB.
  5. Nếu bạn muốn mọi người có thể truy cập vào thư mục mà không cần đến username và password SMB, hãy chọn hộp kiểm Guest access.
  6. Kích nút Modify Share để áp dụng các thay đổi và đóng cửa sổ.

Sau khi thực hiện xong, bạn hoàn toàn có thể thấy thư mục này khi duyệt Network hoặc My Network Places trong Windows.

Tóm tắt các đặc quyền chia sẻ chung

Các đặc quyền chia sẻ được giới thiệu ở trên có thể khiến bạn hơi lộn xộn đôi chút, chính vì vậy mà chúng tôi muốn tóm tắt một số kịch bản chia sẻ khác nhau mà chúng tôi đã chỉ ra cách áp dụng thông qua hộp thoại Folder Sharing như thế nào:

  • Users have read-only access, no editing: Khi bạn chia sẻ một thư mục, như đã thảo luận ở trên, bạn có thể không đụng chạm gì đến các điều khoản bằng cách không đánh dấu vào hai hộp chọn. Nếu như vậy thì bất cứ ai trên mạng có mật khẩu SMB đều có thể truy cập vào thư mục nhưng không thể thay đổi bất cứ thứ gì trong đó. Chỉ có người dùng, người đã chia sẻ thư mục đó mới có quyền truy cập đầy đủ.
  • Users have read/write access: Chọn hộp kiểm thứ hai trên hộp thoại Folder Sharing, khi đó bạn sẽ cho phép người dùng có được đặc quyền chỉnh sửa file trong thư mục.
  • Guests receive read access: Hộp kiểm thứ ba trong hộp thoại Folder Sharing cho phép bạn cung cấp sự truy cập khách (không có quyền chỉnh sửa) cho người dùng không có mật khẩu SMB. Chọn cả hai tùy chọn sẽ cho phép mọi người, thậm chí cả người không có tài khoản có các đặc quyền thay đổi file trong thư mục.
  • Everyone (including guests) has read/write access: Điều này được thực hiện khi bạn đánh dấu cả hai hộp kiểm thứ hai và ba trong Folder Sharing. Tùy chọn này khong được khuyến khích sử dụng cho các mạng không dây trừ khi bạn có một mạng an toàn cao, cho ví dụ nếu đang sử dụng mã hóa WPA.

Thiết lập các điều khoản chia sẻ nâng cao

Bạn có thể chỉnh sửa các điều khoản nâng cao bằng cách kích phải vào thư mục mà bạn chia sẻ và chọn Properties, sau đó kích tab Permissions. Bạn sẽ thấy các tùy chọn giống như những gì bạn thấy trong hình 2. Từ đây bạn có thể cấu hình một kiểu truy cập riêng biệt cho chính chủ sở hữu, nhóm và những người còn lại. Chọn None or List Only Files sẽ không cung cấp bất cứ sự truy cập thư mục cho một nhóm nào, chọn Access Files sẽ cung cấp khả năng chỉ đọc, còn Create and Delete Files sẽ cung cấp sự truy cập đầy đủ.

Tìm hiểu về các thiết lập kịch bản cho Group và Others có thể mang lại cho bạn một số kịch bản đặc quyền chia sẻ rất hữu dụng:

  • No one has access, except for folder owner: Tùy chọn này là cách tốt nhất để chia sẻ các thư mục mà bạn không muốn những người khác can thiệp vào; chỉ bạn có thể xem và chỉnh sửa chúng. Tùy chọn này được thực hiện bằng cách chọn None for the Folder Access trong các hạng mục Others và Group.
  • General users have no access; accounts belonging to a certain group have read/write access: Kịch bản này là cách để chỉ chia sẻ các thư mục cho một số người dùng nào đó. Cho ví dụ, bạn có thể tạo một nhóm Parents hoặc Management để có thể chia sẻ các file chỉ giữa bạn và vợ (hay chồng) bạn hoặc bạn và người khác trong nhóm quản lý, trẻ nhà bạn hay các nhân viên khác không hề hay biết. Để thực hiện kịch bản này bạn phải chọn None for the Folder Access của Others và chọn Create and Delete Files for the Folder Access của Group. Sau đó bạn sẽ chọn Group mà bạn muốn áp dụng điều khoản này cho nó. Nếu bạn chưa thiết lập một Group, hãy tham khảo các phần trên trước khi thực hiện kịch bản này.
  • General users have read-only access; accounts belonging to a certain group have read/write access: Bạn có thể thực hiện kịch bản này bằng cách chọn Access Files for the Folder Access của Others và chọn Create and Delete Files for the Folder Access của Group. Cũng như tùy chọn trước liên quan đến Groups, trước tiên bạn cần tạo và gán các nhóm cho các tài khoản Ubuntu của mình bằng, sau đó bạn có thể chọn Group mình muốn áp dụng điều khoản này cho nó.  

Tạo và gán các nhóm cho tài khoản của bạn

Nếu bạn muốn sử dụng một kịch bản điều khoản chia sẻ có liên quan đến Group, như được thảo luận trong hai phần ở ngay trên, bạn phải tạo các Group trước. Sau đó có thể gán các tài khoản cho các nhóm này, tiếp đó hãy thiết lập các đặc quyền chia sẻ duy nhất cho một số các tài khoản được cọn. Việc tạo các Groups là một nhiệm vụ rất đơn giản; bạn chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây:

  1. Kích System | Administration | Users and Groups.
  2. Trong cửa sổ User Settings, kích nút Unlock, chọn một tài khoản Administrator, nhập vào mật khẩu tài khoản và kích nút Authenticate.
  3. Trong cửa sổ User Settings, kích nút Manage Groups.
  4. Kích nút Add Group (xem trong hình 3) và trong hộp thoại New Group, bạn hãy nhập vào tên nhóm và chọn các tài khoản muốn nằm trong nhóm đó, sau đó kích OK.

Lúc này bạn có thể sử dụng Group khi thiết lập các điều khoản cho thư mục chia sẻ của mình.

Văn Linh (Theo Linuxplanet)

Giải mã Windows và Bí mật của phần cứng


- Nội dung chủ yếu của Ebook xoay quanh 2 vấn đề luôn được những người yêu thích PC mong mỏi được khám phá là Hệ điều hành Windows XP/Vista và CPU - phần cứng cơ bản của PC. Chúng ta có thể điểm qua một số chương mục rất đáng được chú ý như: Dọn sạch những rắc rối của Windows, quản lý Windows trong tầm tay, giải mã Windows Vista sau 30 ngày thử nghiệm …

- Đây là cuốn Ebook tổng hợp các bài viết của elpvn – Hội CĐV bóng đá xứ Nghệ biên dịch theo nguồn của PCWorld cùng một số nguồn thông tin khác.

http://www.mediafire.com/?zb7v331scrb523w
VinaTechs

PC Tips 125 - Tạp chí Thủ thuật máy tính


Hàng Hot
- Chuyên đề: Điều khiển máy tính bằng giọng nói với Dragon NaturallySpeaking 10.
Thủ thuật
- Đặt dữ liệu của Firefox vào ổ đĩa RAM để tăng tốc.
- Một số thủ thuật khi sử dụng Kaspersky 2011.
- Mẹo về lưu trữ file MS Outlook.
Phần mềm mới trong tuần qua
- Internet Download Manager v6.0 beta
- CyberLink MediaEspresso 6.0
- Mới có trên CD.
So sánh tính năng.
- So sánh hai trình nghe nhạc đơn giản Soundbase và Foobar 2000.
Đánh giá phần mềm
- Microsoft và giải pháp điện toán đám mây.
Phạm Hồng Phước chia sẻ.
- Sử dụng SmartArt trong Word 2007.
Lê Hoàn gỡ rối
- Chuyển định dạng ổ cứng.
- Xem tivi trực tuyến.
- Truy cập nhanh của Word 2007/2010.
Phần mềm miễn phí
- MDownloader: Download tự động từ các dịch vụ chia sẻ trực tuyến.
Thủ thuật Registry
- Sao lưu các bộ máy tìm kiếm của Internet Explorer 8.
Gõ cửa doanh nghiệp
- Máy hiện lỗi Problem with Shortcut
- Lỗi khi cài đặt Windows.
Các trang web hữu ích
Bạn đọc chia sẻ
- Thủ thuật cho Windows 7 Media Center.
- Adobe tặng miễn phí DVD cài đặt 10 sản phẩm.
- Sử dụng video làm Wallpaper trong Windows XP.
- Đăng nhập đồng thời 5 tài khỏan Gmail trong Firefox.
- Hai thủ thuật hay cho Gmail.
- Link download.

Download :
http://www.mediafire.com/?4r190hzqh54hhi6
hvanhtuan

Ẩn Windows Live Mail trong khay hệ thống Windows 7


Windows Live Mail là một trong các phần mềm thuộc Windows Live của hãng Microsoft, đây là một chương trình dịch vụ thư điện tử được phát triển dựa trên các dịch vụ trước đây là Outlook Express (XP) và Windows Mail (Vista).

Trong Windows Vista, chương trình này chạy rất tốt và gần như có đầy đủ các tính năng bạn muốn. Tuy nhiên, khi sử dụng chương trình này ở hệ điều hành Windows 7, tính năng minimize to system tray (thu nhỏ vào khay hệ thống) đã bị mất. Vậy, hãy cùng khôi phục lại tính năng này.

Với những tính năng mới trong thanh taskbar của Windows 7, bạn sẽ không cần nhiều không gian như những hệ điều hành trước đây. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định sử dụng Live Mail trong một thời gian dài, bạn sẽ không phải dùng tới Taskbar mấy nữa.

Trong Windows Vista, có một menu context có thể thu nhỏ Live Mail xuống khay hệ thống nhưng trong Windows 7 lại không có?

Cách Ẩn Windows Live Mail trong khay hệ thống của Windows 7

1. Phải chuột vào icon của Windows Live Mail trên thanh Taskbar. Trong menu, phải chuột tiếp vào icon nhỏ hơn của Windows Live Mail và chọn Properties.

2. Tại cửa sổ properties, kích vào thẻ Compatibility. Tiếp đến, tích vào Run this program in compatibility mode for. > Windows Vista (Service Pack 2). Kích OK sau khi lựa chọn xong.

3. Nhấn Close Windows Live Mail để đóng cửa sổ.

4. Khởi động Live Mail và bạn sẽ thấy một cửa sổ thu nhỏ của chương trình này trong menu khay hệ thống cùng với lựa chọn Hide window when minimized. Tích vào lựa chọn này và chương trình sẽ không còn hiển thị trên thanh taskbar nữa bởi nó sẽ bị thu nhỏ lại. Thay vào đó, chương trình sẽ chỉ hiển thị ở khay hệ thống.

Thành công. Như vậy là chúng tôi đã hướng dẫn các bạn hoàn thành việc ẩn Windows Live Mail vào khay hệ thống trong hệ điều hành Windows 7. Những bước để thực hiện cũng rất đơn giản và dễ thực hiện theo. Chúc các bạn thành công!

Lamle (Groovypost.com)

Hướng dẫn toàn diện về bảo mật Windows 7 – Phần 1


Trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách bảo mật Windows 7 và giới thiệu thêm một số chức năng bảo mật ít được biết đến hơn mà hệ điều hành này cung cấp.

Windows 7 là hệ điều hành máy khách cho các máy tính desktop mới nhất của Microsoft, nó được xây dựng dựa trên những điểm mạnh và sự khắc phục những điểm yếu có trong các hệ điều hành tiền nhiệm, Windows XP và Windows Vista. Mọi khía cạnh của hệ điều hành như, cách chạy các dịch vụ và cách load các ứng dụng sẽ như thế nào, đã làm cho hệ điều hành này trở nên an toàn hơn bao giờ hết. Tất cả các dịch vụ đều được nâng cao và có nhiều tùy chọn bảo mật mới đáng tin cậy hơn. Tuy nhiên những cải tiến cơ bản đối với hệ thống và các dịch vụ mới, Windows 7 còn cung cấp nhiều chức năng bảo mật tốt hơn, nâng cao khả năng thẩm định cũng như các tính năng kiểm tra, khả năng mã hóa các kết nối từ xa và dữ liệu, hệ điều hành này cũng có nhiều cải tiến cho việc bảo vệ các thành phần bên trong, bảo đảm sự an toàn cho hệ thống chẳng hạn như Kernel Patch Protection, Service Hardening, Data Execution Prevention, Address Space Layout Randomization và Mandatory Integrity Levels.

Có thể nói Windows 7 được thiết kế an toàn hơn. Thứ nhất, nó được phát triển trên cơ sở Security Development Lifecycle (SDL) của Microsoft. Thứ hai là được xây dựng để hỗ trợ cho các yêu cầu tiêu chuẩn chung để có được chứng chỉ Evaluation Assurance Level (EAL) 4, đáp ứng tiêu chuẩn xử lý thông tin Federal Information Processing Standard (FIPS) #140-2. Khi được sử dụng như một hệ điều hành độc lập, Windows 7 sẽ bảo vệ tốt người dùng cá nhân. Nó có nhiều công cụ bảo mật hữu dụng bên trong, tuy nhiên chỉ khi được sử dụng với Windows Server 2008 (R2) và Active Directory, thì sự bảo vệ sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Bằng việc nâng mức độ bảo mật từ các công cụ như Group Policy, người dùng có thể kiểm soát mọi khía cạnh bảo mật cho desktop. Nếu được sử dụng cho cá nhân hoặc văn phòng nhỏ hệ điều hành này vẫn tỏ ra khá an toàn trong việc ngăn chặn nhiều phương pháp tấn công và có thể được khôi phục một cách nhanh chóng trong trường hợp gặp phải thảm họa, vì vậy mặc dù sẽ có nhiều ưu điểm hơn nếu có Windows 2008 nhưng điều này là không nhất thiết phải có để có được mức bảo mật cao cho Windows 7.

Tuy nhiên dù có thể cho rằng Windows 7 về bản thân nó là một hệ điều hành an toàn nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn chỉ dựa vào các cấu hình mặc định mà quên đi việc thực hiện một số điều chỉnh để gia cố thêm khả năng bảo mật của mình. Cần phải biết rằng bạn chính là đối tượng tấn công của một số dạng malware hay các tấn công trên Internet khi máy tính của bạn được sử dụng trong các mạng công cộng. Cần biết rằng nếu máy tính được sử dụng để truy cập Internet nơi công công thì hệ thống của bạn và mạng mà nó kết nối đến sẽ là miếng mồi ngon cho những kẻ tấn công.

Trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một số kiến thức cơ bản cần thiết để bảo mật Windows 7 được đúng cách, giúp bạn đạt được mức bảo mật cơ bản, xem xét một số cấu hình bảo mật nâng cao cũng như đi khám phá một số chức năng bảo mật ít được biết đến hơn trong Windows nhằm ngăn chặn và bảo vệ chống lại các tấn công có thể. Giới thiệu một số cách bảo đảm an toàn dữ liệu, thực hiện backup và chạy một cách nhanh chóng nếu bạn gặp phải một số tấn công hoặc bị trục trặc hệ thống ở mức độ thảm khốc ngoài khả năng xử lý của mình. Tiếp đó là một số khái niệm bảo mật, cách “làm vững chắc” Windows 7, cách cài đặt và cung cấp bảo mật cho các ứng dụng đang chạy, cách quản lý bảo mật trên một hệ thống Windows 7 và ngăn chặn các vấn đề gây ra bởi malware.

Bài viết cũng giới thiệu cho quá trình bảo vệ dữ liệu, các tính năng backup và khôi phục hệ điều hành, cách khôi phục hệ điều hành trở về trạng thái hoạt động trước đó, một số cách bảo vệ dữ liệu và trạng thái hệ thống nếu thảm họa xảy ra. Chúng tôi cũng giới thiệu một số chiến lược để thực hiện nhanh chóng các công việc đó. Các chủ đề được giới thiệu trong bài cũng gồm có cách làm việc an toàn trong khi online, cách cấu hình điều khiển sinh trắc học để kiểm soát truy cập nâng cao, cách và thời điểm được sử dụng với Windows Server 2008 (và Active Directory) như thế nào, cách bạn có thể tích hợp một cách an toàn các tùy chọn cho việc kiểm soát, quản lý và kiểm tra. Mục tiêu của bài viết này là để giới thiệu cho các bạn các tính năng bảo mật của Windows 7, những nâng cao và ứng dụng của chúng cũng như cung cấp cho bạn những kiến thức về việc lên kế hoạch, sử dụng đúng các tính năng bảo mật này. Các khái niệm mà chúng tôi giới thiệu sẽ được chia nhỏ và được tổ chức theo phương pháp khối.

Lưu ý: Nếu làm việc trong công ty hoặc môi trường chuyên nghiệp khác, các bạn không nên thực hiện các điều chỉnh với máy tính của công ty. Hãy thực hiện theo đúng kế hoạch (hay chính sách) bảo mật đã được ban bố, cũng như những hành động, nguyên lý và hướng dẫn tốt nhất đã được công bố trong tổ chức. Nếu chưa quen với các chủ đề bảo mật và các sản phẩm của Microsoft, hãy đọc tài liệu hướng dẫn của sản phẩm trước khi áp dụng bất cứ thay đổi nào cho hệ thống.

Những vấn đề bảo mật cơ bản

Trước khi đi sâu vào các chi tiết của Windows 7, chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn một số khái niệm cơ bản về vấn đề bảo mật và cách lập kế hoạch cho các ứng dụng của nó. Tiếp đó bạn cũng cần biết tại sao việc kiểm tra để duy trì bảo mật lại quan trọng đến vậy và cách kiểm tra chính xác các dịch vụ bảo mật để tìm ra vấn đề. Quan trọng nữa chúng ta cũng cần biết cách kiểm tra và khám phá xem liệu mình có để mở cửa cho các tấn công dễ dàng hoành hành không. Bảo mật không phải là thứ bạn có thể lập kế hoạch một cách tùy tiện và sau đó nhanh chóng đưa vào áp dụng. Nó là một khái niệm cần phải được áp dụng cho mỗi khía cạnh kỹ thuật trong triển khai cũng như trong thực hành. Nó cũng là một thứ cần phải được cân nhắc suy xét cẩn thận trước khi triển khai và sau đó được kiểm tra và quản lý sau khi áp dụng. Yêu cầu bạn phải tiến hành phân tích để có những điều chỉnh thích hợp với kiến trúc bảo mật hiện hành, cũng như khám phá ra các tấn công tiềm ẩn. Hầu hết, cần phải được test bởi một chương trình mã độc hoặc một kẻ tấn công nào đó để tìm sự truy cập trong quá trình này; sau đó bạn có thể đi tiên phong trong việc bảo vệ được mình nếu thấy các cố gắng và hành động nào đó xâm hại. Hãy tiến hành ghi chép và sau đó thẩm định, bạn sẽ tìm ra nhiều thông tin thú vị về những gì đang truy vấn các nhắc nhở đăng nhập router của mình, các cố gắng đăng nhập tài khoản quản trị viên,…

Các bản ghi và các cảnh báo rất hữu dụng vì, khi có vấn đề gì đó xảy ra bạn có thể phản ứng nhanh chóng và chính xác thông qua việc phân tích các địa chỉ IP nguồn, hoặc các cố gắng đăng nhập bị bắt bằng cách thẩm định. Việc đáp trả lại một tấn công với một kế hoạch chi tiết được gọi là hành động “đáp trả vụ việc” (incident response). Việc chuẩn bị sẽ là chiếc chìa khóa chính cho hành động “đáp trả vụ việc”, vì vậy có được một kế hoạch tiên phong và kế hoạch phản ứng là điều quan trọng cần phải có trước khi thảm họa xảy ra. Kế hoạch khôi phục thảm họa Disaster Recovery Plan (đôi khi được sử dụng kết hợp với kế hoạch tiếp tục công việc, BCP), sẽ gồm có một chiến lược khôi phục từ các vụ việc. Một số đơn vị CNTT cũng có các chuyên gia IT dành riêng cho nhóm đáp trả vụ việc, đây là nhóm sẽ chịu trách nhiệm theo kế hoạch đã đặt ra để khắc phục và giải quyết các vấn đề quan trọng có thể gây ra sự ngừng làm việc của hệ thống ở mức độ đáng kể, hoặc tồi tệ hơn là mất dữ liệu, các tấn công mạng và hệ thống,…

Với những người dùng gia đình và các hệ thống độc lập, bạn cần phải tuân theo một chiếc lược như vậy nhưng ở mức đơn giản hóa. Do vẫn cần bảo vệ mọi thứ, cần phải phản ứng với thảm họa, vì vậy một kế hoạch tốt được tạo trước cho việc khắc phục thảm họa sẽ làm một hướng đi đúng đắn cho bạn. Một ví dụ điển hình cho một kế hoạch đơn giản như vậy sẽ là, nếu hệ thống của bạn bị tiêm nhiễm malware (chẳng hạn một Trojan), rất có thể bạn sẽ phải cài đặt lại hệ điều hành nếu tất cả các cố gắng khôi phục và sửa chữa gặp thất bại. Nếu rơi phải trường hợp này, bạn cần gán cho các thành viên trong nhóm, các bước chi tiết và các thủ tục đã được chuẩn bị trước cho thảm họa để có thể phản ứng một cách chính xác và một quá trình test để bảo đảm rằng mọi thứ được thực hiện đúng sau khi khôi phục diễn ra. Việc có thể truy cập, hoặc có một copy các file cài đặt hoặc bất cứ chương trình và ứng dụng nào khác trong tay lúc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian khắc phục sự cố, và nếu thiết lập đúng, nó có thể chỉ ra cho bạn hướng đi đúng mà bạn cần thực hiện.

Lưu ý: Để giúp bạn lên kế hoạch và biết thêm về vấn đề bảo mật, bạn có thể tìm kiếm các danh sách kiểm tra và các kế hoạch trong phần các liên kết tham chiếu của bài viết này.

Cũng nên xem lại các kế hoạch của mình một cách thường xuyên, đặc biệt sau khi một vấn đề nghiêm trọng nào đó đã xảy ra và có các mục hành động bổ sung nếu cần. Khi đã có kế hoạch phù hợp, bạn cần xem xét đến việc xây dựng trên nền tảng với nhiều chức năng và dịch vụ.

Mẹo: Bảo mật cần phải được xem xét và được áp dụng cho các hệ thống hoặc dịch vụ nào được sử dụng để có thể giảm nhẹ các rủi ro có liên quan trong khi đang làm việc. Và nếu bảo mật được áp dụng theo cách để có thể ngăn chặn trước một tấn công hoặc một thảm họa, thì những gì mà bạn phải bỏ ra sẽ ít tốn kém hơn rất nhiều. Bảo mật, thậm chí ở mức cơ bản nhất của nó cũng cần phải được áp dụng để giữ được dữ liệu cá nhân một cách an toàn nhưng vẫn phải đảm bảo sao cho nếu cần cài đặt lại hoàn toàn Windows từ đống đổ nát thì bạn vẫn có thể sử dụng lại dữ liệu của mình và có thể truy cập và sử dụng dữ liệu này. Bảo mật không thể bị bỏ qua.

Cũng nên xem xét đến việc triển khai bảo mật ở cả tính khái niệm và tính kỹ thuật bằng cách sử dụng khái niệm bảo mật phòng vệ có chiều sâu (Defense in Depth). Bảo mật cần phải được xem xét và được áp dụng cho tất cả các hệ thống, dịch vụ, ứng dụng và thiết bị mạng, cần phải giữ cho hệ thống của bạn luôn hoạt động và kết nối với Internet. Các chính sách được ban bố và các kế hoạch đã được phát triển sẽ giúp người dùng có được năng suất cao trong sử dụng các hệ thống, bên cạnh đó là các hiểu biết chung về việc sử dụng các chính sách. Liên tục bảo dưỡng sẽ làm cho khoản đầu tư của bạn tăng lên. Nhưng để ngăn chặn các lỗ hổng trong kiến trúc bảo mật, bạn phải xem xét đến việc lập kế hoạch và áp dụng model bảo mật có sử dụng khái niệm ‘Defense in Depth’. Hình 1 thể hiện ứng dụng của ‘Defense in Depth’ ở mức đơn giản nhất, bạn có thể bổ sung thêm các lớp khác, điều này tùy thuộc việc gia đình hoặc mạng công ty của bạn được thiết lập như thế nào.

 
Hình 1: Xem cách Defense in Depth được tập trung và được triển khai như thế nào

Defense in Depth như những gì các bạn thấy, có thể được tùy chỉnh sao cho phù hợp với các nhu cầu của bạn. Trong ví dụ này, chính sách bảo mật là cung cấp hướng bảo mật và sự truyền thông cho người dùng trong hệ thống và mạng. Thêm vào đó, cần được xem xét đến việc làm vững chắc các hệ thống, điện thoại, desktop, dịch vụ, ứng dụng, máy chủ, router, switch và PBX của bạn,.. tất cả, để bảo đảm rằng tất cả các lối vào đều được che chắn kỹ. Rõ ràng vẫn cần có một số hình thức bảo vệ Internet công cộng (chẳng hạn như tường lửa) trong quá trình sử dụng, tuy nhiên luôn phải mở rộng vấn đề này và bổ sung thêm các mục khác chẳng hạn như các bộ thăm dò, lọc, quét để có được nhiều sự hỗ trợ tinh vi hơn. Ngoài ra bạn cũng cần có cách kiểm tra và ghi lại tất cả các thông tin này nhằm mục đích cho việc đánh giá và xem lại nếu cần.

Windows 7 được thiết kế để có thể tích hợp vào được sử dụng trong bất cứ môi trường nào tuân theo mức bảo mật cao, chẳng hạn như chính phủ Mỹ và quân đội Mỹ. Khi xem xét đến các nguyên lý bảo mật cơ bản của Windows, bạn cần nhớ rằng bất cứ hệ thống mức doanh nghiệp nào cũng phải được cấp chứng chỉ ở mức bảo mật C2 từ sổ vàng. Microsoft Windows cũng cần tuân theo chứng chỉ tiêu chuẩn chung. Để có thêm thông tin về các chủ đề này, bạn có thể tìm các bài biết khác và các thông tin khác ở phía cuối trong phần các liên kết tham chiếu. Windows 7 khá linh hoạt, với nhiều tùy chọn cho phép cấu hình một hệ thống với chức năng hoàn tất (bảo mật tối thiểu), hoặc một cấu hình ở mức hoạt động cơ bản, chỉ có các hoạt động mà bạn cấu hình cho phép sử dụng (bảo mật tối đa). Với Windows 2008 và Windows 7, chức năng bảo mật sẽ tăng gấp mười lần khi được sử dụng cùng nhau đúng cách.

Lưu ý: Cần phải nhớ rằng từ chối một vấn đề (hoặc một vấn đề tiềm tàng) không phải một tùy chọn. Các vấn đề trước đây có thể được sử dụng sau này, hoặc bỏ qua một cách hoàn toàn. Sự lười biếng chỉ khiến bạn tốn kém nhiều thời gian. Mặc dù vậy bảo mật tối nghĩa lại không phải là bảo mật. Sự không tuân thủ theo một quy tắc chặt chẽ chỉ sẽ gây ra nhiều vấn đề sau này. Một triển khai bảo mật xuyên suốt trên các máy tính gia đình hoặc bên trong một doanh nghiệp (cả hai đề quan trọng) sẽ ngăn chặn được hiện tượng dò dỉ và các tấn công, cung cấp bảo mật đa lớp nhằm giúp cho hiện trạng bảo mật của bạn an toàn ở mức cao, tuy nhiên không phải là sẽ tránh hết được chúng. Bạn cần phải biết các kiến thức nền tảng về bảo mật, cách chuẩn bị trước và chống chọi với các tấn công như thế nào nếu muốn được an toàn.

Cho đến đây các bạn đã làm quen với một số khái niệm bảo mật cơ bản, chúng ta hãy đi xem xét những gì chúng tôi đã nghiên cứu được trong quá trình cấu hình các thiết lập bảo mật của Windows 7. Cần đứng trên quan điểm xem xét cách chúng ta đạt được kiến thức bắt đầu từ lý do tại sao chúng ta muốn áp dụng bảo mật, khi nào cần áp dụng nó, cũng như các lý do cho việc quản lý, kiểm tra và nâng cấp nó, tất cả những gì chúng ta cần thực hiện là đào sau hơn vào các khái niệm bảo mật đó trong khi cấu hình một thống Windows 7 cơ bản. Vấn đề này sẽ được thực hiện khá dễ dàng nếu bạn biết những gì bạn muốn thực hiện. Nếu một người dùng Windows mới hoặc những người rất khó khăn trong việc thích nghi với hệ điều hành mới này (có lẽ bạn đã bỏ qua Vista) thì chắc chắn bạn sẽ cần phải bỏ ra nhiều thời gian để tìm hiểu các công cụ và nghiên cứu chúng trên các website trực tuyến để có được hiểu biết sâu hơn. Cho ví dụ, bạn có thể tìm thấy nhiều template và checklist trực tuyến từ Microsoft.com, đây là những thứ sẽ cung cấp cho bạn khả năng áp dụng từng bước các vấn đề bảo mật trên các hệ thống Windows. Bạn cũng có thể tìm thấy các công cụ hữu dụng trong phần các liên kết tham chiếu ở phía cuối bài này.

Các Template không phải lúc nào cũng là câu trả lời, đôi khi nó có thể gây ra những hậu quả không mong muốn nếu không được sử dụng đúng cách (hoặc cấu hình đúng cách), cần luôn luôn quan sát các lưu ý – thậm chí download trực tiếp từ Microsoft.com. Một điều quan trọng nữa mà bạn cần phải thực hiện là luôn phải đọc các tài liệu đi kèm với template để có thể sử dụng đúng nó. Cũng cần phải nhấn mạnh thêm rằng, không có nền tảng cơ bản cho bản thân một hệ điều hành nào, hay các nguyên lý cơ bản mà hệ điều hành đó hoạt động, bạn cũng sẽ không thể duy trì mức bảo mật cao trong một thời gian dài. Những hiểu biết về hệ điều hành lõi và các dịch của nó cũng rất cần thiết nếu bạn muốn duy trì được tình trạng bảo mật mức cao, thậm chí sau khi đã cấu hình bảo mật trên hệ thống cơ bản của mình được đúng cách. Việc ghi chép của Event Viewer là cực kỳ hữu dụng, vì bạn có thể cấu hình hành động thẩm định (ví dụ) và nhận các thông tin chi tiết về những gì đang diễn ra bên trong các hệ thống của mình. Hầu hết (không phải là tất cả) các bản ghi đều mang bản tính khó hiểu và diễn giải các vấn đề dưới các thuật ngữ cơ bản nhất hoặc với tập các ngôn ngữ máy. Bạn sẽ cần online để tháo gỡ những vướng mắc của mình, đây là cách làm sẽ giúp bạn thực hiện công việc của mình được dễ dàng hơn. Và bạn sẽ thấy có rất nhiều thứ mình chưa biết và sẽ tìm thấy rất nhiều công cụ muốn bổ sung thêm vào bộ kit của mình cho các triển khai trong tương lai khi đã được test cẩn thận.

Cũng cần có một mức linh hoạt nào đó khi áp dụng bảo mật, một mức nào đó cho phép bạn có đạt được các mục tiêu và yêu cầu cần thiết cho doanh nghiệp (chẳng hạn như việc truy cập Internet) mà không xảy ra vấn đề gì, trong khi đó vẫn duy trì được mức bảo mật cao cần thiết. Một ví dụ tuyệt vời là công cụ User Account Control (UAC), đây là một công cụ khi được điều chỉnh, có thể cung cấp mức bảo mật cao, hoặc có thể tắt đi hoàn toàn. Bạn sẽ phải khởi động lại hệ thống của mình nếu tắt UAC.

 
Hình 2: Điều chỉnh Level of Security bằng cách điều chỉnh các thiết lập UAC

UAC được sử dụng để ngăn chặn không cho các chương trình và các ứng dụng thực hiện sự thay đổi với hệ điều hành của bạn. Nó làm việc bằng cách hạn chế sự truy cập bên trong lõi hệ điều hành, sau đó cung cấp các thông tin chi tiết đến người dùng về các chương trình đang cố gắng cài đặt hoặc can thiệp sâu vào cấu hình hệ điều hành. Đây là một công cụ hết sức hữu dụng, nó cho bạn có được cơ hội thẩm định chương trình gì đang làm việc và có thể can thiệp vào nếu đó là thứ bạn không muốn. UAC đã được giới thiệu từ thời Windows Vista, tuy nhiên do trong Vista người dùng không thể tắt tiện ích này nên nó dường như là một nỗi bực mình cho hầu hết. Trong Vista, UAC cũng làm bực dọc cho người dùng bởi họ dường như không thể tìm cách nào để giải quyết những vấn đề đó. Các chuyên gia phát triển Windows cũng gặp rất nhiều vấn đề rắc rối trong quá trình viết mã vì những hạn chế của UAC và một số vấn đề có liên quan nhưng cần thiết. Giờ đây, với Windows 7, UAC có thể tắt hoàn toàn, đây là cấu hình bảo mật mức không an toàn, tuy nhiên nó cung cấp cho người dùng sự linh hoạt và có thêm một sự lựa chọn.

Lưu ý: Cần bảo vệ cho hệ thống của bạn được an toàn, không nên tắt hoàn toàn UAC hoặc nếu tắt đi vì một lý do nào đó thì bạn cần bật nó nên ngay tức khắc.

Văn Linh (Theo Windowsecurity)

Advertisement

 

Copyright 2008 All Rights Reserved Revolution Two Church theme by Brian Gardner Converted into Blogger Template by Bloganol dot com