Google biết rất nhiều về bạn. Đến nay, họ đã xử lý các thông tin khá tốt và có tính trách nhiệm cao, tuy nhiên nhiều người vẫn lo ngại về chất lượng và số lượng thông tin được nắm giữ bởi gã khổng lồ tìm kiếm này.
Thêm vào đó, Google cũng cho ra đời nhiều website khác với mong đợi tất cả người dùng chúng ta đều sử dụng các dịch vụ của Google, tạo ra nhiều công cụ hơn nữa để thu hoạch nhiều thông tin một cách có thể, dù người dùng có biết hay không biết. Google cũng đã bổ sung thêm một số công cụ và chính sách mới để tăng sự kiểm soát hơn nữa cho người dùng, cùng với đó có nhiều công cụ và plugin của các bên thứ ba có khả năng bảo vệ các thông tin của bạn từ Google và các hãng khác. Trong hướng dẫn này chúng tôi sẽ giới thiệu một số cách đơn giản để các bạn có thể chọn ra những thông tin gì mà mình nên phân phối khi sử dụng các sản phẩm khác nhau của Google như Gmail, Chrome và thậm chí cả bộ tìm kiếm web chuẩn. Một số công cụ này hạn chế những gì Google có thể biết về bạn, một số có thể hạn chế những thông tin gì mà người khác có thể thu thập khi sử dụng các sản phẩm Google.
Google Dashboard
Các thiết lập riêng tư cho hầu hết tất cả các sản phẩm và dịch vụ của Google đều có thể được truy cập từ một trang đơn - Google Dashboard. Ở đây bạn có thể xem lại từng thiết lập lập cho các dịch vụ trực tuyến như Buzz, Reader, Picasa, YouTube, ...
Để sử dụng nó, bạn chỉ cần đăng nhập vào http://www.google.com/dashboard/ bằng đăng nhập Google thông thường của mình và thay đổi các thiết lập theo mong muốn.
Chế độ Incognito Mode của Chrome
Sẽ tốt hơn nếu bạn đã sử dụng Chrome một thời gian dài vì lúc này bạn đã biết được chế độ Incognito Mode. Với những ai chưa biết, bạn sẽ thấy khá thú vị khi đọc về nó. Chrome chính là trình duyệt đầu tiên tích hợp chế độ “private surfing” vào để cho phép người dùng có thể duyệt web mà không để lại bất cứ dấu vết gì trên máy tính cục bộ.
Các site được truy cập trong chế độ Incognito Mode sẽ không hiển thị trong phần lưu ký trình duyệt, cũng không được phép để lai cookies và các thông tin khác phía sau. Giờ đây các nhà thiết kế trình duyệt khác hiện cũng đã thêm các tính năng tương tự như vậy vào các sản phẩm của họ.
Gmail mã hóa
Cho tới giờ,Google đã đang cho phép người dùng Gmail có thể đăng nhập bằng cách sử dụng kết nối an toàn (SSL). Nếu được kích hoạt, lưu lượng đến và đi khỏi Gmail của bạn sẽ có sức kháng chịu tốt hơn trước những hành động như nghe trộm hoặc can thiệp bởi nơi làm việc, ISP hoặc những kẻ xấu có thể truy cập vào lưu lượng của bạn khi nó đang được truyền tải từ điểm này đến điểm khác.
Để kích hoạt mã hóa tạm thời, bạn chỉ cần thêm chữ s vào cuối http, khi đó các địa chỉ mà bạn truy cập sẽ giống như https://www.gmail.com. Nếu thích thay đổi vĩnh viễn, bạn có thể mở trang các thiết lập Gmail, vào tab General, bên dưới phần Browser Connection bạn chọn Always use https.
Lưu ý: Google gần đây đã tạo kết nối https mặc định cho tất cả các tài khoản Gmail. Do đó trừ khi bạn tắt bỏ chức năng này, bằng không kết nối Gmail của bạn lúc nào cũng được an toàn.
Tìm kiếm mã hóa
Cũng giống như các kết nối SSL của Gmail được đề cập đến ở trên, bạn có thể thực hiện một tìm kiếm trên Google thông thường với một kết nối an toàn. Điều này không giảm được khả năng Google biết về bạn, tuy nhiên nó cũng giảm được khả năng các website xấu có thể lần ra dấu vết của bạn dựa trên các tìm kiếm mà bạn thực hiện.
Cũng giống như kết nối SSL của Gmail nói trên. Chỉ cần thêm chữ s vào cuối http, bạn sẽ có được một trang tìm kiếm mã hóa.
Plugin trình duyệt SSL Enforcer
Quả thực ai đó trong số chúng ta cũng thường thực hiện một vài tìm kiếm trên Google mỗi ngày, tuy nhiên cũng giống như một người dùng Chrome, có lẽ bạn thực hiện tìm kiếm với thanh bar vạn năng nhiều hơn so với phương pháp vào hẳn trang chủ Google. Để làm cho chức năng tìm kiếm với thanh bar vạn năng cũng sử dụng tính năng bảo mật SSL, chúng ta có thể sử dụng SSL Enforcer extension. Plugin này sẽ phát hiện khi nào site hỗ trợ SSL và tự động sử dụng tùy chọn đó bất cứ khi nào có thể, gồm có cả các tìm kiếm của Google.
Mặc dù vậy extension này không dễ dùng chút nào. Nó cần tạo một kết nối không mã hóa và chuẩn đến trang trước khi có thể tạo một kết nối an toàn. Chắc chắc cách làm này không phải là một ý tưởng tốt cho vấn đề bảo mật ở mức cao nhưng nó cũng rất hữu dụng trong việc hỗ trợ duyệt thông thường.
Analytics Opt-Out
Google Analytics là một công cụ khá phổ biến cho các quản trị viên web trong việc thu thập các thông tin về người dùng trên site của họ. Không có gì vốn bị cho là sai với Analytics và nó thường được sử dụng nhiều cho việc thu thập thông tin mà bất cứ quản trị viên web nào cũng muốn, chẳng hạn như trình duyệt và kiểu hệ điều hành của người truy cập site của họ. Mặc dù vậy một số người vẫn cảm thấy không thoải mái khi chia sẻ hệ thống của họ hoặc các thông tin người dùng với thế giới, vì vậy Google đã cung cấp một cách đơn giản để đưa bạn ra khỏi phương trình Analytics. Bằng cách sử dụng công cụ Opt-Out mới, bạn có thể cài đặt một plugin cho trình duyệt của mình (IE 7+, Chrome 4+, Firefox 3.5+) để ẩn mình đối với các site sử dụng Analytics.
Các bạn còn có các cách nào khác để bảo vệ bản thân mình trước sự bám riết của Google?
Văn Linh (Theo Maketecheasier)